Các căn cứ xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 65)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

3.1. Các căn cứ xây dựng giải pháp

Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, đến các bộ phận, đồng thời Giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác Giáo dục, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.

Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc sống. Nơi tạo ra nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người chính là trường học. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học. Việc nâng cao chất lượng Giáo dục trong các trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt động Giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường.

Đất nước ngày càng phát triển, dân càng giàu, nước càng mạnh, xã hội ngày càng công bằng và văn minh thì mọi thành viên trong xã hội và các tổ chức của họ càng ý thức sâu sắc về tương lai của dân tộc và của chính mình. Do đó càng phải quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục thế hệ trẻ bằng việc phát

huy tối đa tiềm năng sẵn có của đất nước. Muốn vậy phải nhanh chóng tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng Giáo dục ở trường học.

V.I.Lênin gọi Giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu: Giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài người. Giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Giáo dục chính là nơi giữ gìn, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người. Thế giới ngày ngay coi Giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa để khỏi tụt hậu, để tiến lên. Và vì vậy Giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nói đến chất lượng Giáo dục ở trường học.

Hồ Chủ Tịch đã từng nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục và đào tạo tháng 6 năm 1975 là: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội, thì kết quả cũng không hoàn thành”. Và Người còn nói: “Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được”.

Giáo dục trong nhà trường có những đặc trưng riêng của nó. Đó là một hoạt động có tổ chức, có hệ thống và mang tính mục đích rõ ràng. Nó đảm bảo truyền thụ và lĩnh hội vốn học vấn toàn diện nhằm phát triển toàn diện con người. Nhà trường là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu hoạt động của nhà trường là đào tạo những nhân cách – nhân cách văn hóa, hay là con người có văn hóa. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo. Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng và chỉ thị 40- CT/TW ngày

15/6/2004 của ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Giáo dục đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.

Tiếp tục quan điểm của Đại hội lần thứ IX, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Về Giáo dục và Đào , chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền Giáo dục Việt Nam…”, cũng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta định hướng: “Ưu tiên hàng đầu việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh…”.

Để đạt được những mục tiêu đó trong giai đoạn hiện nay nhất nhiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy ở các nhà trường mà trước hết là các nhà trương thuộc bậc Tiểu học - bậc học nền tảng của bậc phổ thông, của hệ thống giáo dục quốc dân.

Cũng như các trường Tiểu học khác trong cả nước, trường Tiểu học Mê Linh huyện Mê Linh thuộc bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục Quốc dân. Vì vậy chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên và của học sinh nhà trường luôn là vấn đề mà chính quyền địa phương, ngành giáo dục Mê Linh hết sức quan tâm. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu chung của thời đại, của dân tộc, nhà trường còn phải phấn đấu đạt mức chất lượng chuẩn. Khắc phục tình hình nói trên, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)