Phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 82)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

3.3.2.Phát triển đội ngũ giáo viên

Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng Giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng Giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…".

Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và Giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình Giáo dục của cấp học. Chất lượng Giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung. Bước sang thế kỷ XXI nền Giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng của Giáo dục đến nội dung và phương pháp Giáo dục... Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xây dựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó. Sự

phát triển vũ bão của khoa học - công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chúng ta đều biết rằng trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng Giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng Giáo dục mới tốt.

Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả Giáo dục của các khối lớp.

Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về các hoạt động khác.

Như vậy vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn đạt được kết quả cao nhất đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của sự nghiệp trồng người.

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp Giáo dục, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói:” Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định

đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất trong Giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng Giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về Giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”.

Để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải:

1. Tăng cường nhận thức, công tác Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên.

- Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của Giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo viên cần nhận thức được rằng: cấp Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống Giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các cấp học sau.

- Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi).

- Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp Giáo dục.

- Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống

văn hóa cộng đồng. yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh

- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để Giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương.

- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và Giáo dục ở lớp được phân công.

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm.

- Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hết lòng phục vụ nhân dân và học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với lãnh đạo Đảng, chính quyên địa phương, với Ban Giám hiệu cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

- Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của Giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng Giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên.

2. Một số yêu cầu cần thiết về chuyên môn.

- Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học.

- Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.

- Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.

- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém hay học sinh còn nhiều hạn chế tiến bộ.

- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành.

- Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế -văn hóa, xã hội của tỉnh, thị xã, xã phường nơi công tác.

- Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hóa, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hóa.

+ Quy định về hồ sơ giáo viên. + Quy định về soạn bài, chấm bài.

+ Quy định về lịch hội họp, chế độ thông tin báo cáo.

Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.

3. Một số yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm.

Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học.

Làm tốt công tác thi đua khen thưởng ngay trong từng đợt thi đua. Cho dù giá trị vật chất không lớn nhưng cũng đã động viên được giáo viên kịp thời, khích lệ được phong trào ngày càng hiệu quả.

Thông qua các phong trào thi đua, giáo viên đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hoạt động này thực sự cần thiết để phát triển đội ngũ giáo viên.

- Lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương trình Giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh.

- Biết cách hướng dẫn học sinh tự học.

- Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết quả kiểm tra chính việc học tập của học sinh một cách tích cực.

Để tất cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới Giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng Giáo dục. Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá trình công tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, đào tạo tiếp tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên, giúp người giáo viên không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, sách giáo khoa, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích.

Để cải thiện về chất lượng dạy học hiện nay, con đường ngắn nhất là mỗi thầy cô giáo phải nhanh chóng thay đổi về nhận thức, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là cấp thiết đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm. Trước hết hiệu trưởng các nhà trường phải là người hiểu rõ hơn ai hết về đội ngũ do mình quản lí để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cho họ, trên cơ sở những đề xuất của cá nhân cũng như tổ chuyên môn ở cơ sở; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho đội ngũ của mình có thể để thường xuyên cập nhật, bổ sung những gì cần thiết cho mình nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên; hiệu trưởng cần phối hợp tích cực với cơ quan quản lí cấp trên để tổ chức nghiêm túc việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, giáo viên; xây dựng mỗi đơn vị nhà trường thực sự là một “ Trung tâm bồi dưỡng giáo viên”.Vẫn biết là mỗi thầy cô giáo đều có những khó khăn riêng nhưng nếu mỗi chúng ta đều nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm trước học sinh, trước nhân dân, mỗi người đều có một chút cố gắng,

khắc phục khó khăn thì chúng ta sẽ làm được. Chất lượng từng giờ giảng của các thầy cô giáo sẽ góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục của chúng ta.

Ngoài ra hơn thế nữa người giáo viên còn luôn phải cập nhập những

thông tư cũng như những điều lệ mới của Bộ Giáo dục ban hành. Gần đây Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày

28 tháng 8 năm 2014 quy định đánh giá học sinh tiểu học mới. Thông tư này

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học. Đánh giá học sinh Tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh Tiểu học.

Mục đính của thông tư nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 82)