Tăng cường công tác quản lí

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 78)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

3.3.1.Tăng cường công tác quản lí

Quản lý trường Tiểu học về bản chất là quản lý con người trong nhà trường, hệ bị quản lý là tập thể giáo viên và tập thể học sinh, hệ quản lý là lãnh đạo nhà trường. Có thể nói quản lý trường Tiểu học chủ yếu tác động đến tập thể giáo viên để tổ chức và phối hợp hoạt động dạy - học trong quá trình giáo dục theo mục tiêu cấp học.

Công tác quản lý trường học bao gồm sự quản lý, sự tác động qua lại giữa trường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường.

Người quản lý trường học chính là Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng. Hoạt động quản lý của người quản lý là phải làm cho hệ thống các thàn h tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau đem lại kết qủa như mong muốn.

Quản lý trường học là một hệ thống tác động có tính khoa học theo mét quy trình và nguyên tắc nhất định vào các hoạt động của nhà trường để các hoạt động vận hành theo đúng mục tiêu.

Quản lý nhà trường có thể hiểu được như một bộ phận của quản lý Giáo dục nói chung. Như vậy quản lý nhà trường cũng chính là quản lý Giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng đó là nhà trường. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

- Quản lý việc thực hiện chương trình

Nghiên cứu, tìm hiểu nắm vững chương trình và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc :

- Hướng dẫn các tổ – khối chuyên môn lập kế hoạch thực hiện chương trình bộ môn, chú ý những công việc cần đi sâu cụ thể. Đặc biệt phải xây

dựng kế hoạch dạy học từng học kỳ, xây dựng thời khóa biểu hằng tuần.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, tổ chức các chuyên đề hoặc tìm biện pháp thực hiện các chương khó, bài khó của chương trình.

- Chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn theo dõi tình hình thực hiện chương trình của giáo viên thông qua việc soạn giảng. Hàng tháng báo cáo chi tiết cho Ban Giám hiệu.

- Quản lý việc soạn giảng và chuẩn bị lên lớp

Khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên là soạn giảng. Nó là lao động sáng tạo thể hiện sự nhận thức, suy nghĩ, lựa chọn của giáo viên về các vấn đề: nội dung phương pháp giảng dạy và hình thức tiến hành giờ lên lớp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo án được thiết kế kỹ lưỡng, khoa học bao nhiêu thì tiết dạy sẽ đạt hiệu quả bấy nhiêu. Giáo án được soạn đúng quy chế, nghiêm túc và có chất lượng, thể hiện rõ tính tích cực, tự giác và sáng tạo của người soạn. Do đó trong việc chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cần thực hiện:

- Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài đúng theo chỉ đạo của ngành để đảm bảo tính thống nhất.

- Trang bị đầy đủ tài liệu, sách tham khảo nghiệp vụ chuyên môn, đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, các vật liệu thí nghiệm, vật mẫu...

- Giúp giáo viên thực hiện soạn bài có sự trao đổi thống nhất trong tổ - khối bộ môn về mục đích yêu cầu từng bài và trao đổi kinh nghiệm việc xây dựng các tình huống sư phạm trong từng bài học.

Cần chú ý là không yêu cầu rập khuôn máy móc làm mất tính sáng tạo, thiết thực của việc soạn bài.

- Ban Giám hiệu kiểm tra, ký duyệt giáo án của giáo viên hàng tuần, qua đó đánh giá, nhận xét chất lượng soạn giảng của giáo viên mà đề ra những điều chỉnh phù hợp.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy và học, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng giờ lên lớp. Ban Giám hiệu cần xây dựng nề nếp giờ lên lớp trong đơn vị, xác định rõ trách nhiệm giáo viên trong việc hiểu rõ tầm quan trọng, yêu cầu và các thao tác cơ bản của công việc soạn bài để chuẩn bị cho giờ lên lớp.

- Quy định rõ chế độ kiểm tra bài soạn giảng và các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến giờ lên lớp.

- Khi kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên, Ban Giám hiệu có trao đổi rút kinh nghiệm với giáo viên, đồng thời có đối chiếu chất lượng, hiệu quả khi tham gia dự giờ giáo viên.

- Hiệu trưởng phân công, phân nhiệm, tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng soạn giảng, phân tích đánh giá tình hình theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời.

- Chỉ đạo quản lý việc dự giờ - đánh giá tiết dạy

Dự giờ, đánh giá tiết dạy để chỉ đạo hoạt động dạy học là chức năng quan trọng của người quản lý, là nét đặc thù cơ bản trong hoạt động quản lý trường học. Người quản lý phải nắm được lý luận dạy học và quan điểm trong khâu đánh giá giờ dạy. Tổ chức tốt việc dự giờ, chuẩn đánh giá để có kết quả đánh giá chính xác tiết dạy.

- Ban Giám hiệu và tổ - khối trưởng lập kế hoạch dự giờ thăm lớp toàn trường hàng tháng và từng học kỳ.

- Tổ - khối trưởng tổ chức nghiên cứu thống nhất mục đích yêu cầu bài học trong toàn tổ - khối, phân tích trọng tâm bài học để thống nhất cách đánh giá.

- Giáo viên nghiên cứu về lý thuyết dự giờ và bài học để tham gia đánh giá chất lượng giờ dạy. Rút kinh nhiệm cho bản thân qua mỗi tiết dự giờ.

- Xác định nhiệm vụ của Tổ - khối chuyên môn

Tổ - khối trưởng quản lý tổ - khối và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về hoạt động chuyên môn có liên quan; giúp Ban giám hiệu lập kế hoạch tổ chức việc dạy và học bộ môn. Dự kiến phân công giáo viên giảng dạy. Tham gia ra đề kiểm tra. Xác nhận tiết dạy dư của các thành viên trong tổ - khối. Dự giờ, đánh giá tiết dạy của giáo viên, đề xuất tổ chức các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng Giáo dục. Đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối năm học (đối với khối Tiểu học). Ký duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của các thành viên trong tổ - khối.

Ban Giám hiệu trường phải làm tốt công tác tổ chức, phân công bổ nhiệm tổ - khối trưởng chuyên môn có uy tín, có năng lực tổ chức, điều hành, quản lý và có chuyên môn tốt. Hàng năm, tổ - khối trưởng phải nắm được quá trình soạn giảng, thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác; đồng thời tổng hợp báo cáo về Ban giám hiệu tình hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện chương trình và các quy định về chuyên môn mà tổ - khối mình quản lý.

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 78)