Tổng quan về Công ty TNHH MTV XYZ

Một phần của tài liệu đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Công ty TNHH MTV XYZ là doanh nghiệp đƣợc thành lập dƣới hình thức chuyển từ doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn và đƣợc hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 61400000000 do tỉnh Cà Mau cấp.

4.2.1.1 Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của công ty là kinh doanh thƣơng mại xăng, dầu, nhớt, gas, cho thuê mặt bằng và đại lý bán bảo hiểm.

4.2.1.2 Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

4.2.1.3 Tổ chức công tác kế toán

Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/06/2006 của Bộ Tài chính.

Kì kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm. Đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng là Việt Nam đồng (VNĐ).

Sổ sách kế toán áp dụng theo hình thức nhật ký chung.

Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kì hạn và tiền đang chuyển. Các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo

Giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kĩ thuật chất lƣợng

Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH VTV XYZ

78

hạn không quá 03 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lƣợng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: Các khoản phải thu thƣơng mại và các khoản phải thu khác đƣợc phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản phải thu không đƣợc khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dƣ các khoản phải thu tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Việc trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Công ty áp dụng hình thức kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho là nhập trƣớc, xuất trƣớc.

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: Tài sản cố định đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá của một tài sản bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản đó vào sử dụng. Những chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định đƣợc quyền chuyển hóa thành tài sản cố định. Những chi phí bảo trì và sữa chữa đƣợc ghi vào chi phí của năm hiện hành. Khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tƣ chủ sở hữu là vốn thực góp ban đầu và đƣợc tăng từ việc phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí phải trả đƣợc ghi nhận ngay vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kì khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong những các kì sau.

4.2.1.4 Xác lập mức trọng yếu

Theo quy trình kiểm toán, mức trọng yếu cũng đƣợc tính toán đối với công ty TNHH MTV XYZ nhƣ sau:

79

Bảng 4.34: Các chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu kiểm toán BCTC Công ty TNHH MTV XYZ năm 2013.

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Số tiền Loại Công ty Mức chuẩn % Mức trọng yếu

đề nghị

Doanh thu 200.157.203.853 Income based entities 0.5% - 1% doanh thu 0,5

1.000.786.019

Lợi nhuận trƣớc thuế 2.056.206.758 Profit based entities 3% to 10% lợi nhuận trƣớc thuế 5,0 102.810.338

Tổng tài sản

Tài sản thuần 7.956.850.663

Asset based / investment entities

1% - 2 % của tổng tài sản hay

2% - 5% của tài sản thuần 2,0

159.137.013

Tổng chi phí 4.551.500.288 Not-for-profit entities

0.5% - 2% chi phí 1,50

68.272.504

Mức trọng yếu chọn 159.137.013

80

Đối với công ty XYZ mức trọng yếu đƣợc chọn thƣờng là doanh thu, do đặc điểm của doanh nghiệp là mua bán hàng hóa. Cụ thể, mức trọng yếu tổng thể (PM) đƣợc tính bằng 0,5% doanh thu, tỷ lệ này phụ thuộc vào xét đoán của KTV. Dựa vào mức trọng yếu tổng thể KTV tiến hành phân bổ cho từng khoản mục. Đối với công ty XYZ KTV quyết định mức trọng yếu khoản mục(TE) sẽ bằng 5%PM và ngƣỡng sai sót có thể bỏ qua sẽ là 5%PM.

Bảng 4. 35: Mức trọng yếu và ngƣỡng sai sót có thể bỏ qua trong kiểm toán BCTC công ty XYZ năm 2013.

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tỷ lệ Số tiền Mức trọng yế tổng thể (PM) 0,5% 1.000.786.019 Mức trọng yếu khoản mục (TE) 15% 150.117.903 Sai sót có thể bỏ qua 1,0% 10.007.860

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán BCTC Công ty TNHH MTV XYZ năm 2014.

4.2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.2.2.1 Phương pháp phân tích áp dụng

Công ty TNHH MTV XYZ là khách hàng mới nên trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán KTV phải thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết nhƣ: BCTC, báo cáo kiểm toán của kì trƣớc, điều lệ công ty, giấy phép thành lập và các quy định, chế độ nội bộ của công ty.

Trong giai đoạn này KTV quan tâm đến biến động của các khoản mục so với năm tài chính trƣớc. Do là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên KTV cũng lƣu ý tính chính xác của số dƣ đầu kì. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này vẫn là phân tích xu hƣớng để tìm ra các biến động bất thƣờng và khoanh vùng kiểm toán quan trọng trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên KTV cũng lƣu ý không phải tất cả các khoản mục có biến động lớn đều xảy ra sai phạm vì có thể đây là biến động lớn nhƣng phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp khách hàng, tình hình của nền kinh tế và cũng không phải bất kể khoản mục nào có biến động nhỏ thì không có xảy ra sai sót.Vì có thể sự sai sót xảy ra có sự bù trừ lẫn nhau giữa các yếu tố dẫn đến số liệu tổng hợp ít biến động nhƣng thật ra đã xảy ra sai sót. Do đó trong giai đoạn này để có thể định hƣớng cho cuộc kiểm toán một cách đúng đắn khi sử dụng phƣơng pháp thủ tục phân tích thì kiểm toán viên cần xem xét tổng thể vấn đề, kết hợp các thông tin có liên quan, tránh đƣa ra nhận xét một mặt, phiến diện.

4.2.2.2 Phân tích ban đầu

Theo đúng chƣơng trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AFC, sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, KTV tiến hành phân tích ban đầu BCTC.

81

Đối với BCĐKT:

Dựa vào bảng phân tích ban đầu BCĐKT (Xem chi tiết tại phụ lục số 10) KTV thấy rằng các khoản mục biến động lớn bao gồm:

 Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu năm 2013 giảm 337.316.595 đồng tƣơng đƣơng giảm 44% so với năm 2012. Khoản phải thu giảm có thể là do doanh thu giảm hoặc cũng có thể là do chính sách bán hàng thu nợ của công ty XYZ có thay đổi trong năm 2013.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung tiếp tục phân tích chi tiết khoản mục này kết hợp với phân tích doanh thu và tìm hiểu chính sách bán hàng thu nợ của công ty.

 Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho năm 2013 biến động tăng mạnh so với năm 2012,cụ thể tăng 1.884.763.844 đồng tƣơng đƣơng 103%. Việc hàng tồn kho cuối kì tăng cao có thể ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng vốn không hiệu quả và việc tổn thất do dự trữ.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung tìm hiểu nguyên nhân HTK tăng cuối năm 2013 và phân tích việc tồn đọng HTK có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác:

Tài sản ngắn hạn khác tăng 92.670.044 đồng so với năm 2012, tƣơng đƣơng 515%, tài sản ngắn hạn khác bao gồm các tài khoản nhƣ chi phí trả trƣớc và tạm ứng, việc tăng đột biến khoản mục này cũng có thể tồn tại nhiều sai sót.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung phân tích chi tiết xem biến động của khoản mục này phát sinh do tài khoản nào và tiến hành kiểm tra chi tiết.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu trong năm 2013 tăng 826.051.226 đồng tƣơng đƣơng 26%.

Định hƣớng kiểm toán: KTV kiểm tra xem việc tăng vốn chủ sở hữu là do góp vốn hay đƣợc bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh và việc tăng vốn này có đúng quy định hay không.

Đối với BCKQHĐKD:

Nhìn vào bảng phân tích biến động kết quả kinh doanh của công ty XYZ (Xem chi tiết tại phụ lục số 11), KTV nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực hơn, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 12.391.002.851 đồng tƣơng đƣơng 7%. Tỷ lệ thuận với doanh thu giá vốn hàng bán cũng tăng 11.321.217.819 đồng tƣơng đƣơng 6%. Các khoản chi phí khác tăng không đáng kể dẫn đến kết quả là lợi nhuận kế toán trƣớc thuế tăng 727.531.162 tƣơng đƣơng 55%. Việc lợi nhuận tăng đột biến này, KTV có thể nghi ngờ khả năng xảy ra gian lận để làm đẹp BCTC của đơn vị.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tìm hiểu nguyên nhân giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Việc chuyển biến tích cực này là do thay đổi trong

82

chính sách quản lý điều hành hay do yếu tố tác động từ bên ngoài hay thật sự đã xảy ra gian lận, sai sót trong hạch toán kế toán.

Kết luận: Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV XYZ trong năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên những biến động đột biến của các khoản mục trên BCTC cũng tồn tại nhiều rủi ro. KTV cần phải tập trung phân tích sâu hơn để tìm ra nguyên nhân của những biến động trên, xem xét chúng trong bối cảnh kinh doanh thực tế của đơn vị. Điều này đòi hỏi KTV không những phải hiểu rõ mối quan hệ của các thông tin tài chính mà còn phải phân tích kết hợp với tìm hiểu các thông tin phi tài chính khác để có cái nhìn khách quan nhất về tính trung thực và hợp lý của BCTC.

Một phần của tài liệu đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)