Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 45)

4.1.2.1 Các phương pháp phân tích áp dụng

Do ABC là khách hàng cũ, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết nhƣ: báo cáo tài chính, thƣ giải trình của giám đốc đơn vị, biên bản họp hội đồng cổ đông và tiến hành phân tích tổng thể các Báo cáo tài chính bao gồm phân tích các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng.

Ở giai đoạn này, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến sự biến động tổng quát, so sánh số liệu năm nay so với năm trƣớc, từ đó đánh giá những biến động cũng nhƣ “chẩn đoán” khu vực có khả năng xảy ra sai phạm. Do đó thủ tục phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu là phân tích biến động. Quan điểm xem xét biến động nhƣ sau:

+ Khoản mục nào có biến động lớn, bất thƣờng thƣờng xảy ra sai phạm và do đó KTV cần tăng cƣờng kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục này ở giai đoạn thực hiện kiểm toán.

+ Khoản mục nào biến động nhỏ, hợp l ý kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra ở mức độ bình thƣờng theo chƣơng trình kiểm toán sẵn có.

4.1.2.2 Phân tích ban đầu

Theo quy trình kiểm tóan tại Công ty TNHH Kiểm tóan AFC, nội dung của phần lập kế hoạch kiểm toán đƣợc trình bày thông qua “Bảng ghi nhớ tóm

32

tắt kế hoạch kiểm tóan”. Bảng ghi nhớ này bao gồm những nội dung cơ bản cần phải ghi nhớ và tuân thủ trong suốt quá trình kiểm toán. Trong “Bảng ghi nhớ tóm tắt kế hoạch kiểm toán” thì một nội dung không thể thiếu là “Phân tích ban đầu (PAR)”. Phân tích ban đầu là việc phân tích biến động tuyệt đối và tƣơng đối của các khoản mục trên BCTC và các tỷ số cần thiết khác để đánh giá tình hình tài chính của công ty khách hàng.

Đối với BCĐKT:

Dựa vào phân tích biến động Bảng cân đối kế toán (Xem chi tiết tại phụ lục 5), KTV chia ra các trƣờng hợp:

Các khoản mục có biến động lớn: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền:

Số dƣ của khoản mục tại ngày 31/12/2013 tăng 29% so với năm 2012. Trong đó tiền mặt tại quỹ tăng đột biến 407.200.353 đồng tƣơng đƣơng 5571%. Đối với hầu hết các doanh nghiệp đều có quy định về khoản tiền tồn quỹ phù hợp và nó tùy theo quan điểm của Ban lãnh đạo đơn vị. Lƣợng tiền tồn quỹ nhƣ trên theo KTV nhận định tồn tại nhiều rủi ro. Các khoản tƣơng đƣơng tiền giảm 20%, khoản giảm này có thể do một nghiệp vụ phát sinh cuối kì hoặc cũng có thể tồn tại sai sót trong hạch toán nên KTV cũng đặc biệt lƣu ý.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tiến hành ghi nhận lại biến động, phỏng vấn đơn vị để đƣợc giải thích. Kết hợp phân tích với các khoản mục khác để tìm ra sự phù hợp hoặc bất thƣờng.

Các khoản phải thu:

Khoản phải thu cuối năm 2013 giảm 14% so với năm 2012. Theo nhận đinh của KTV khoản phải thu của đơn vị sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị và chinh sách bán hàng thu nợ của ban quản lý. Nên việc giảm khoản phải thu cuối năm cũng sẽ ảnh hƣởng đến các khoản mục khác và việc thay đổi chính sách của đơn vị.

Đinh hƣớng kiểm toán: KTV sẽ tiến hành phân tích khoản mục với khoản mục doanh thu, và tìm hiểu chính sách phải thu.

Tài sản ngắn hạn khác:

Khoản mục tài sản khác biến động tăng 17% so với năm 2012. Đây là một khoản mục nhạy cảm liên quan đến các khoản thuế đầu vào và phải thu khác nên KTV thƣờng tập trung vào.

Định hƣớng kiểm toán: Tập trung kiểm tra chứng từ và phân tích kết hợp với thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Tài sản dài hạn khác:

Khoản mục tài sản dài hạn khác biến động khá lớn giảm 834.766.353 đồng tƣơng đƣơng 59% so với năm 2012. Đây cũng là khoản mục nhạy cảm liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp chứa nhiều rủi ro gian lận.

33

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung phân tích kết hợp với tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị. Kiểm tra các khoản ƣớc tính, chênh lệch giữa ƣớc tính kế toán và ƣớc tính của cơ quan thuế.

Các khoản mục không có biến động lớn nhƣng đối với từng tiểu khoản cấu thành bên trong lại có sự biến động:

Nợ ngắn hạn:

Khoản mục nợ ngắn hạn ngày 31/12/2013 giảm 9% so với số dƣ ngày 31/12/2012, đây là một biến động không quá lớn. Tuy nhiên khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc và khoản phải trả phải nộp khác nằm trong nợ ngắn hạn lại có sự biến động tăng giảm lớn. Đối với các khoản liên quan đến thuế và Nhà nƣớc KTV tập trung kiểm toán để tránh trƣờng hợp bị xuất toán.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung kiểm tra chứng từ, tính toán lại các khoản thuế.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu biến động không đáng kể nhƣng trong đó có khoản dự phòng tài chính biến động giảm 110.192.220 tƣơng đƣơng 63%. Do việc trích lập quỹ dự phòng tài chính phụ thuộc vào tỷ lệ quy định, mọi biến động đều phải đƣợc KTV điều tra làm rõ.

Định hƣớng kiểm toán: KTV tập trung tiến hành thủ tục phân tích hợp lý đối với khoản trích lập và cập nhật các thay đổi trong chính sách quản lý, trích lập quỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Báo cáo KQHĐKD:

Nhìn chung vào bảng phân tích BCKQHĐKD (Xem chi tiết tại phụ lục 6), KTV có thể nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn điều biến động tỷ lệ thuận với nhau, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm 38% so với năm 2012. Giá vốn hàng bán giảm 41%. Dẫn đến lợi nhuận gộp giảm theo tƣơng ứng 43%.

Mặt khác, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí tài chính lại có tốc độ giảm chậm hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 giảm mạnh 2.726.054.576 đồng tƣơng đƣơng 407%. Tuy nhiên, trong năm 2013 công ty có phát sinh khoản thu nhập khác 6.181.818.180 đồng và chi phí khác 2.453.567.487đồng nên dẫn đến kết quả là lợi nhuận kế toán trƣớc thuế tăng 1.002.196.117 đồng tƣơng đƣơng tăng 150% so với năm 2012.

Định hƣớng kiểm toán: Từ số liệu phân tích trên KTV tập trung tìm ra nguyên nhân tại sao doanh thu và giá vốn và các khoản chi phí khác năm 2013 lại giảm mạnh bằng cách phỏng vấn đơn vị, kiểm tra chứng từ hoặc tiếp tục phân tích kết hợp với các khoản mục khác trên BCTC. Bên cạnh đó, KTV đặt câu hỏi tại sao trong năm 2013 lại phát sinh thu nhập khác và chi phí khác trong khi năm 2012 lại không phát sinh, KTV tập trung kiểm tra khoản thu nhập khác và chi phí khác bằng cách kiểm tra chi tiết xem nó có thật sự phát sinh hay đƣợc khai khống để thổi phồng lợi nhuận.

34

Kết luận:

Tóm lai, trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, sau khi sử dụng thủ tục phân tích để phân tích các biến động trên BCTC của công ty CP ABC, KTV đƣa ra hai định hƣớng kiểm toán nhƣ sau:

Đối với các khoản mục nào có biến động lớn cần tập trung thực hiện tiếp các thủ tục phân tích kết hợp với thử nghiệm chi tiết trong giai đoạn kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.

Đối với các khoản mục có biến động nhỏ: kiểm toán viên cần cân nhắc tùy trƣờng hợp để đƣa ra biện pháp kiểm tra hợp lý nhất nhằm tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh việc phân tích thông tin tài chính KTV còn kết hợp thu thập và phân tích các thông tin phi tài chính, do công ty CP ABC là khách hàng lâu năm của công ty kiểm toán nên KTV kết hợp thu thập các thông tin phi tài chính nhƣ các thay đổi trong chính sách quản lý của công ty, sự thay đổi trong ban lãnh đạo công ty và triết lý quản lý.

Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn phân tích ban đầu, KTV vẫn duy trì hoài nghi nghề nghiệp, không vội vàng đƣa ra những nhận định mang tính chất phiến diện, chủ quan, phối hợp với mức trọng yếu đƣợc thiết lập lựa chọn cỡ mẫu phù hợp với tính chất, mức độ trọng yếu của từng khoản mục phục vụ cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 45)