Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình huyđộng vốn trong quá khứ của Ngân hàng. Để từ đó xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt cho Ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay, chỉ số này càng t hấp cho thấy Ngân hàng hoạt động tốt.
Từ bảng số liệu ta thấy chi phí lãi bình quân có sự biến động mạnh qua 3 năm. Năm 2010 CPLBQ là 21,45%, đến năm 2011 tăng mạnh là 30,55% với tỷ lệ tăng 9,1%, đến năm 2012 có sự chuyển biến tích cực hơn CPLBQ giảm còn 24,62%. Nhìn chung, qua 3 năm chi phí này đang ở mức tương đối cao.
Đặc biệt trong năm 2011, chi phí lãi suất bình quân đạt mức cao là do tình hình kinh tế có nhiều biến động lạm phát tăng cao nên người dân đã chuyển sang các kênh đầu tư khác, chẳng hạn nh ư kinh doanh vàng với mức độ sinh lời cao hơn thay vì gửi tiền gửi vào Ngân hàng. Trong khi đó nếu muốn gia tăng doanh số cho vay để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Ngân hàng cần sử dụng đến vốn điều chuyển nhiều hơn, mà đây lại là nguồn vốn có chi phí cao. Vì vậy đã làm chi phí trả lãi tăng cao và đẩy CPLSBQ tăng lên với tốc độ 30,55% so với năm 2010.
Tóm lại, qua phân tích nguồn vốn của Ngân hàng ta thấy được những hạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gina qua, đồng thời cũng thấy được những khó khăn mà Ngân hàng đang đối mặt để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế lãi suất theo định hướng của Ngân hàng Hội sở, Ngân hàng nên áp dụng thêm nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng và tích cực quảng bá thương hiệu, nâng cao nhận thức của khách hàng về Ngân hàng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng về phía Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần theo sát diễn biến thị trường tiền tệ để có quyết định điều hành chính mức lãi suất huy động kịp thời và hấp dẫn tạo được niềm tin đối với khách hàng và cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, tăng uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN PHONG ĐIỀN –CẦN THƠ