Tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 35)

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch của Ngân hàng đó. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của tất cả Ngân hàng trong đó có Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền trong suốt quá trình kinh doanh của mình.

Qua phân tích ta thấy được tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận tăng dần qua các năm, tốc độ tăng của lợi nhuận tăng cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí, đó là một điều đáng mừng dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã vàđang có bước đi đúng đắn trong việc kinh doanh của mình. Cụ thể như sau:

Điển hình, năm 2011 lợi nhuận Ngân hàng tăng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ là 88,03%. Đến năm 2012 lợi nhuận tiếp tục tăng cao so với năm 2011.Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng trên 6% so với 6 tháng năm 2012. Lợi nhuận tăng do thu nhập tăng nhưng bên cạnh đó ban lanh đạo Ngân hàng đã làm tốt công tác kiểm soát chi phí. Ngân hàng đã áp dụng hình thức thu lãi mới, thay vì t rước đó người đi vay sẽ tự nhớ thời gian và tự mìnhđi đóng lãi thì nhân viên tín dụng sẽ cập nhật thông tin để nhắc nhở người nộp lãi và trả nợ đúng thời hạn, giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với các dịch vụ và phong cách làm việc của Ngân hàng, từ đó dẫn đến ưa chuộng các sản phẩm của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, dẫn tới lợi nhuận liên tục tăng cao.

Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010–2012, ta thấy Ngân hàng đãđạt được những thành tựu đáng kể thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của những khoản thu nhập và lợi nhuận trong mỗi năm. Lợi nhuận tăng là do tình hình chung của nền kinh tế đang từng bước được cải thiện hơn, thêm vào đó Ngân hàng Agribank lại là Ngân hàng được thành lập từ khá l âu nên thương hiệu cũng như uy tín đã có từ lâu, cùng với chính sách ưu đãi về lãi suất, lãi suất linh hoạt phù hợp trong từng thời kì, sự quan tâm mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa chát lượng dịch vụ và trang bị tốt

các thiết bị Ngân hàng. Bên cạnh đó sự quan tâm, chân thành, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với tất cả khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nên chất lượng dịch vụ tốt của Ngân hàng, làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh với các Ngân hàng khác, làm cho lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng tăng, và làm cho chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay.

Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013. Ta thấy Ngân hàng đãđạt được những thành tựu đáng kể thể hiện qua những khoản thu nhập và lợi nhuận tăng nhanh qua mỗi năm. Lợi nhận tăng là do tình hình chung của nền kinh tế đang từng bước được cải thiện, thêm vào đó Agribank huyện Phong Điền là Ngân hàng được thành lập từ khá lâu trên địa bàn nên uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng khá vững chắc, cùng với lượng khách hàng đến giao dịch càn g ngày càng đông. Ngân hàng luôn có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thờ kỳ, quan tâm mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín để mở rộng thị phần, quản lý chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng. Bên cạnh đó sự tận tâm, chân thành, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đối với tất cả khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên chất lượng dịch vụ tốt c ủa Ngân hàng đã làm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác, và làm cho chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 –2012

4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NH No & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM 2010 –2012VÀ 6 THÁNG NĂM 2013

4.1.1 Tình hình nguồn vốn

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, nó có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàn g, bất kỳ hoạt động nào của Ngân hàng cũng có liên quan mật thiết với nguồn vốn huy động, những biến động trong nguồn vốn huy động sẽ gây ra những tác động lớn đến các hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của Ngân hàng là rất cần thiết và hết sức quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế có nhiều biến động.

Trước khi đi sâu vào hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng, ta sẽ tìm hiểu sơ bộ về tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể là qua 3 năm 2010 – 2012 đã thayđổi như thế nào. Từ đó đánh giá hoạt động huy động vốn sẽ tốt hơn và có các giải pháp thích hợp với tình hình chung của Ngân hàng hơn. Nguồn vốn có được của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản khác nhau và thời gian hoàn trả cũng khác nhau, tùy v ào mỗi Ngân hàng mà sẽ có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Cụ thể tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Phong Điền tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng số liệusau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 –2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 120.148 134.943 159.597 14.795 12,31 24.654 18,27 Vốn điều chuyển 149.305 175.462 193.433 26.157 17,52 17.971 10,24 Tổng nguồn vốn 269.453 310.405 353.030 40.952 15,20 42.625 13,73

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm tương đối ổn định. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất hấp dẫn, nên trong 3 năm từ 2010 –2012 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên, tuy lượng vốn biến đổi qua các năm không lớn.

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nno&PTNT huyện Phong Điền gồm 2 phần: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhìn vào tỷ trọng của từng lo ại vốn trong hình ta thấy rõ vốn điều chuy ển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể lần lượt chiếm 55,41%; 56,53%; 54,79% trong tổng nguồn vốn huy động của các năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn chung ta thấy vốn điều chuyển giảm dần qua các năm, điều này là vì chịu ảnh hưởng bởi tình hình biến động của nền kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của nguồn vốn ta tiến hành phân tích các yếu tố sau: Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 –2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch –kinh doanhAgribank, 6T/2012–6T/2013.

4.1.1.1 Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó phản ánh sự hiểu quả, tính độc lập của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng cấu thánh nguồn vốn của Ngân hàng. Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng đã nỗ lực rất lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn ổn địn h và tăng liên tục nhằm giải quyết vấn đề khó khăn về huy động vốn như hiện nay.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm có sự biến động rõ. Cụ thể, năm 2011 lượng vốn huy động tăng so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động VNĐ đối với các tổ chức tín dụng bao gồm cả quà tặng và các chương trình khuyến mãi không

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6/2012 6/2013 6T/2013 so với 6T/2012 Số tiền % Vốn huy động 140.252 175.401 35.149 25,06 Vốn điều chuyển 158.483 149.926 (8.557) (5,39) Tổng nguồn vốn 298.735 325.327 26.592 8,9

được vượt quá 14%/năm. Lạm phát trọng năm này vẫn còn giữ ở mức cao, nên mức lã i suất thực mà người gửi tiền nhận được là con số âm. Nhiều người dân không mặn mà với việc gửi tiền vào Ngân hàng nữa, mà chuyển sang các kênh đầu tư khác với mức độ sinh lời cao hơn chẳng hạn như kinh doanh vàng. Vì vậy mà lượng tiền nhàn rỗi trong dân c ư ít được gửi hơn so với năm 2010.

Đến năm 2012, lượng vốn huy động tiếp tục tăng cao, cụ thể lư ợng vốn huy động trong năm 2012 tăngtrên 18%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn huy động không ngừng tăng với tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2012 là 25,06%. Nguyên nhân là Ngân hàng đã có sự điều chỉnh lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động vốn, việc Ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách “cào bằng” một mức lãi suất thì cũng sẽ rất khó khăn giữa các Ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân. Song song đó Ngân hàng cũng đã chủ động đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các giải thưởng lớn gắn liền với các sự kiện trong năm, một số sản phẩm như “Tiết kiệm Mừng xuân”, “tiết kiệm dự thưởng giải vàng Agribank mừng ngày Quốc khánh 2/9”. Đã thu hútđông đảo khách hàng tham gia. Từ đó làm tăng lượng vốn Ngân hàng huy động.

Qua phân tích cho thấy vốn huy động của Ngân hàng qua các năm tuy có sự biến động mạnh nhưng có thể thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đãđược quản lý tốt và có định hướng. Ngân hàng một mặt đã cố gắng duy trì các khách hàng thân thuộc, mặt khác toàn thể các cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng luôn tranh thủ tìm kiếm những khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển chính là nguồn vốn vay từ Ngân hàng chủ quản cấp trên và một phần đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh khi vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Có thể thấy từ lúc thành lập cho đến nay, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân Ngân hàng luôn phải sử dụng vốn điều chuyển với tỷ trọng lớn là do Ngân hàng mặc dù đã triển khai hầu hết các sản phẩm huy động vốn, nhưng do nhu cầu và thị hiếu của người dân địa phương quen và thích sự d ụng các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm dự thưởng nên các sản phẩm huy động mới (Đầu tư tự động, tiết kiệm học đường) có phát sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm huy động như kỳ phiếu, trái phiếu. Chưa thu hút được số lượng khách hàng lớn tham gia, dẫn đến huy động tại chỗ của các chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Hằng năm, Ngân hàng luôn phải ưu tiên điều

tiết nguồn vốn từ trụ sở chính để đáp ứng nhu cầu cho vay. Cụ thể, năm 2011 lượng vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 56,53% trong tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2012 thì lượng vốn điều chuyển tiếp tục tăng so với năm 2011 song tỷ trọng trong năm nay đã giảm xuống còn 54% trong tổng nguồn vốn. Đến 6 tháng 2013 thì lượng vốn điều chuyển có giảm nhẹ dưới 6% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm tỷ trọng là 46,08% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Điều này là do tình hình kinh tế đi vào ổn định, NHNN có những chính sách mới ưu đãi về lãi suất để hỗ trợ kinh doanh cho các tổ chức kinh tế nên công tác cho vay của Ngân hàng được đẩy mạnh, lượng vốn huy động thì khôngđáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế là những nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh trong năm 2011. Đến năm 2012, Nhờ vào lượng vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng lên nênhỗ trợ nhiều hơn cho nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, do đó mà tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn đã giảm xuống.

Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy ph ải nhận từ Ngân hàng cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để huy động được thêm n hiều nguồn vồn nhàn rỗi trogn dân cư, các tổ chức kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để huy động thêm nhiều nguồn vồn nhàn rỗi trong dân cư, các tổchức kinh tế, nâng cao hiệu quảhoạt động của Ngân hàng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có thể đề ra các giải pháp nâng cao huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng. Ta không chỉ phải biết rõ về cơ cấu nguồn vốn, mà còn phải đi sâu phân tích tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng trong thời gian qua. Do đó, cần phân tích vốn huy động theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng. Chính vì thế, tiếp sau đâ y đề tài sẽ đi vào phân tích tình hình huyđộng vốn tại chi nhánh từ năm 2010 –2012.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN CỦA NH No & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM 2010 –2012

Huy động vốn là nhiệm vụ không thể thiếu rong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Do địa bàn hoạt

động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên công tác huy động vốn của Ngân hàng chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và chi phí huy động thấp. Bởi vì khi huyđộng được nguồn vốn với chi phí thấp giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạn đầu tư làm tăng lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro. Đây là điều mà bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn đạt được. Để thấy được tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 35)