Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 51)

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của Ngân hàng, vốn huy động trên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng tự xoay chuyển nguồn vốn để đảm bảo tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay. Mà phải vay từ Trung ương hay các tổ chức tín dụng khác, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cư. Vì vậy, nếu tỷ lệ này thấp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Ngược lại nếu chi nhánh chăm lo công tác đầu vào tốt, huy động nguồn vốn cao, nhưng không chăm lo đầu ra sẽ gây ứ đọng vốn thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi thiếu vốn cho vay, vì vậy phải cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

Vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn huy động phải chiếm từ 70% trở lên trên tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tì nh hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm thì tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn tăng. Cụ thể năm 2010 vốn huy động là 120.148 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm 44,58%. Sang năm 2011 Vốn huy động là 134.943 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giảm nhẹ còn 43,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong những năm này tình hình lạm phát dù được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao (>18%), và lãi suất biến động không ổn định làm cho khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Vốn huy động tuy tăng nhưng nhu cầu đi vay của người dân lại tăng cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động là do các hộ vay vốn đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, buộc Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn, nên làm tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giảm xuống. Đến năm 2012 vốn huy động là 159.597 triệu đồng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn đã tăng nhẹ lên 45,21% so với năm 2011. Nguyên nhân là do uy tín của Ngân hàng trên địa bàn được nâng cao. Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn mở rộng thêm các dịch vụ như: Tăng cường các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, các chương trình rút thăm trúng thưởng. Thông qua việc áp dụng các mức

lãi suất linh hoạt, sản phẩm đa dạng, phong phú, các chương trình khuyến mãi và phát huy mạnh công tác chăm sóc khách hàng nên công tác huy động vốn năm 2012 đã hoàn thành tốt hơn năm 2011, góp phần làm tăng tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

Từ phân tích trên ta thấy qua các năm tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn khá thấp, chi nhánh còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vào lượng vốn điều chuyển từ cấp trên. Trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, Ngân hàng cần tìm ra biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa. Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng chủ động hơn về vốn trong hoạt động nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên.

Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010 –2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Vốn huy động Triệu đồng 120.148 134.943 159.597

Chi phí lãi Triệu đồng 25.775 41.230 39.296

Vốn điều chuyển Triệu đồng 149.305 175.462 193.433

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 269.453 310.405 353.030

Cán bộ công nhân viên Nhân viên 21 21 21

Vốn huy động/Tổng NV % 44,58 43,47 45,21

Vốn điều chuyển/Tổng NV % 55,41 56,53 54,79

Vốn huy động/Cán bộ Triệu đồng 5.721,3 6.425,8 7.599,8

Chi phí lãi/Tổng VHĐ % 21,45 30,55 24,62

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 51)