Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 41)

Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là đi vay của khách hàng này và cho khách hàng khác vay lại dựa trên nguyên tắc có hoàn trả trong thời gian nhất định và số tiền trả lớn hơn số tiền cho vay. Chính vì thế, khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả huy động vốn của Ngân hàng. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để chiếm được lòng tin của khách hàng là vấn đề tương đối khó khăn, hàng loạt các Ngân hàng thương mại từ tư nhân đến nước ngoài lần lượt mọc lên. Vì vậy chiế m được lòng tin của khách hàng thìđòi hỏi Ngân hàng phải đạt được nhiều yếu tố như: Cách thức hoạt động, phòng cách phục vụ của nhân viên, địa điểm giao dịch của Ngân hàng. Thêm vào đó Ngân hàng cũng phải tìm hiểu thói quen, xu hướng của khách hàng để có cách thức huy động vốn hữu hiệu nhằm gia tăng kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Khách hàng là nhân tố quyết định sống còn của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng của Ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là nguồn gửi tiền cung cấp vốn, vừa là người vay vốn –sử dụng vốn của Ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của Ngân hàng. Nếu thiếu một trong hai đối tượng trên thì Ngân hàng không thể hoạt động được vì Ngân hàng là trung gian phân phối vốn. Nếu phục vụ khách hàng tốt, làm cho khách hàng thấy vừa lòng thì họ sẽ sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn, theo đó nguồn thu phí dịch vụ sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, những khách hàng này sẽ là người quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm của Ngân hàng vì họ sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng nếu như họ được phục vụ tốt. Vì vậy bạn bè và người thân vẫn là một kênh thông tin quan trọng trong việc sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng. Do đó mà Ngân hàng phải tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng hiện tại để có thể quảng bá sản phẩm của mình cho các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đây là một kênh quảng bá hiệu quả lại ít tốn kém đến chi phí.

Hiện nay, đối tượng khách hàng trên địa bàn thành phố khá hẹp, chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hay các doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ huy động của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các khách hàng đều có tâm lý chung là khi tham gia giao dịch với Ngân hàng đều muốn thủ tục nhanh chóng không mất nhiều thời gian, mong muốn Ngân hàng mang đến cho họ nhiều tiện ích, yên tâm, an toàn và sự thoải mái. Chính vì thế, để có một lượng khách hàng cần thiết nhằm gia tăng lượng vốn huy động hàng năm cũng như làm giảm bớt áp lực từ việc phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở cho mình, Ngân hàng cần có chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm duy trì lượng khách hàng truyền thống, cũng như gia tăng thêm lượng khách hàng tiề m năng trong thời gian tới. Để rõ hơn ta xem xét số liệu sau:

Bảng 4.3: Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng từ năm 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tổ chức kinh tế 6.330 6.137 9.608 (193) (3,05) 3.471 56,56

Tiền gửi dân cư 114.288 128.540 149.932 14.252 12,47 21.392 16,64

Tiền gửi tổ chức tín dụng 203 266 57 63 31,03 (209) (78,57)

Tổng vốn huy động 120.821 134.943 159.597 14.122 11,69 24.654 18,27

Nguồn: PhòngKế hoạch- Kinh doanhAgribank, 2010–2012.

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy rằng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng huyện Phong Điền phân thành 3 loại: Tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức tín dụng. Nhìn vào tỷ trọng của từng loại tiền gửi ta thấy rõ tiền gửi TCTD chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Trong khi đó tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng rất cao, và tỷ trọng tương đối ổn địn h qua ba năm. Năm 2010 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lên đến 94,59%, còn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tổ chức tín dụng chỉ chiếm 5,41% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011 tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên 95,26% trong tổng vốn huy động. Và bước sang năm 2012 thì tỷ trọng giảm xuống còn 93,94%. Tiền gửi của dân cư trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng rất cao như vậy cũng là điều dễ hiểu vì NHNo&PTNT là Ngân hàng phục vụ chủ yếu cho hoạt động nông nghiệp, do đó khách hàng chủ yếu là dân cư, nên tiền gửi của dân cư

luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Đây cũng là đối tượng có nguồn vốn khá ổn định và chi phí thấp nên rất cần thiết để sử dụng cho nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của từng loại tiền gửi ta tiến hành phân tích như sau:

4.2.1.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm mục đích thanh toán, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế qua các năm cũng tương đối ổn định, năm 2010 chiếm 5,24%, sang năm 2011 giảm xuống dưới 4% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 4,55% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do bối cảnh khó khăn của nền kinh tế cũng như trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của các doanh nghiệp hạn chế, và nó gắn với thực trạng lượng hàng tồn kho tăng cao. Đến năm 2012 thì tỷ trọng của tiền gửi của tổ chức kinh tế lại tăng hơn 6%, tiền gửi đạt 9.608 triệu đồng, tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng cường nâng cao chất lượng và cải tiến dịch vụ thông qua nhiều kênh phân phối. Bao gồm qua mạng lưới ATM, đi cùng với các dịch vụ thanh toán điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán, chính vì thế mà lượng tiền gửi này đã tăng lên vào năm 2012. Trong thời gian 3 năm qua, ở Việt Nam có 3 yếu tố chính tác động đến nguồn vốn huy động bao gồm: sự bất ổn của nền kinh tế, khó khăn trong việc huy động vốn và sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng. Nên thay vì lấy vốn, tiền lời đi đầu tư, các doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của mình đi gửi vào Ngân hàng, vừa đảm bảo mang lại lợi nhuận, vừa hạn chế được rủi ro.

Nhìn chung lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 có nhiều biến động, và có xu hướng tăng giảm chủ yếu dựa vào sự biến động của nền kinh tế. Ngân hàng cần nắm bắt trước tình hình thayđổi của nền kinh tế để kịp thời thích ứng với sự biến đổi của nguồn tiền trên để có thể tận dụng chúng một cách tối đa trong việc cung cấp nghiệp vụ cho vay của mình.

4.2.1.2 Tiền gửi dân cư

Đây là loại tiền gửi chủ yếu của cá nhân và hộ gia đình, mục đích dùng để sinh lời. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy được lượng vốn huy động của dân cư qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 huy động vốn trong dân cư đạt 114.288 triệu đồng, đến năm 2011 vốn huy động từ dân cư tăng hơn 12% so với năm 2010. Sang năm 2012, vốn huy động trong dân cư lại tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi trong dân cư tăng lên qua mỗi năm là do

những biện pháp linh hoạt trong lãi suất và áp dụng các chương trình quà tặng khi gửi tiền tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, tiết kiệm dự thưởng trúng xe. Do đó mà lượng tiền gửi trong dân cư đều tăng qua mỗi năm, đồng thời nền kinh tế đãổn định hơn nhưng vẫn còn nhiều biến động, do đó người dân quyết định gửi một phần tiền vào Ngân hàng để hạn chế rủi ro đầu tư.

Qua phân tích ta thấy nguồn vốn dân cư luôn tăng qua các năm và vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu huy động vốn, do đó đây là một kênh huy động vốn chiến lược của Ngân hàng và đang là là kênh huy động vốn hiệu quả nhất. Các nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Tình hình kinh tế của TP.Cần Thơ nói chung cũng như huyện Phong Điền nói riêng đang ngày càng phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện và thu nhập cũng từng bước nâng cao, đồng thời lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng lên. Nên người dan đã tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của mình để gửi vào Ngân hàng.

+ Xét về các đối thủ cạnh tranh trong huyện thì NHNo&PTNT huyện Phong Điền không có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc cạnh tranh cũng đỡ gay gắt hơn, nhưng không vìđó mà Ngân hàng không quan tâm cải thiện các dịch vụ, nâng cấp lại cơ sở hạ tầng. trong thời gian qua, Ngân hàng đã trang bị cho mình cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và khang trang, trang bị đầy đủ các thiết bị, trang bị máy fax, máy phát điện dự phòngđể đảm bảo Ngân hàng luôn hoạt động liên tục. Ngân hàng có vị trí thu ận lợi do nằm trên quốc lộ chính nên thuận lợi cho việc đi lại và giao dịch của khách hàng vì vậy mà có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ cá nhân, tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển. Đồng thời với công nghệ mới đã cho phép Ngân hàngđổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển sản phẩm, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ chính xác, giúp Ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, góp phần làm tăng thu nhập và uy tín cho Ngân hàng.

Đặc biệt là NHTM vì sản phẩm dịch vụ mang tính chất vô hình, chất lượng phục vụ của nhân viên Ngân hàng tạo ra chất lượng của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Với mục tiêu mang đến sự hài lòng cho khách hàng, Agr ibank Phong Điền không ngừng đề cao sự quan trọng của nguồn nhân lực, luôn động viên toàn thể cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tín phong cách phục vụ để luôn làm hài lòng khách hàng. Tổng số nhân viên của chi nhánh tính đ ến năm 2013 là 21 người, trong đó nhân viên có trìnhđộ nghiệp vụ chiếm 100% tổng số nhân viên của chi nhánh. Trong đó 18 người trìnhđộ đại học, 3 người trìnhđộ cao đẳng. Với trình độ nghiệp vụ và

trình độ học vấn được chú trọng tại Ngân hàng là một trong các nguyên nhân thu hút được ngày càng đông lương khách hàng yêu mến, tin tưởng vào Ngân hàng. Song song bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân viên đủ tiêu chuẩn được học cao hơn nhằm nâng cao trình độ của mình để có thể phục vụ Ngân hàng tốt hơn cần được duy trì và đẩy mạnh. Ngoài ra, Agribank huyện Phong Điền cũng đã chủ động đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi với các quà tặng và giải thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Từ những thuận lợi đã và đang có, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

4.2.1.3 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Khách hàng là tổ chức tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách. Tiền gửi này tuy là nguồn vốn chỉ dùng cho việc thanh toán giữa các đơn vị với nhau nhưng mỗi năm Ngân hàng cũng có thể tận dụng khoản vốn từ tiền gửi này để có thể giảm được một phần áp lực về nguồn vốn cần thiết cho nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng.

Năm 2010 tiền gửi của tổ chức tín dụng là 203 triệu đồng, sang năm 2011 tiền gửi của tổ chức tín dụng tăng hơn 31% so với năm 2010. Việc tăng lên của lượng tiền này là do nguồn vốn từ NHNN rót xuống cho Ngân hàng chính sách chưa giải ngân hết và còn tồn đọng lại trong năm. Tới năm 2012 tiền gửi của các tổ chức tín dụnggiảm 78,57% so với năm 2011, nguyên nhân là do việc giải ngân lượng tiền trong năm trước của Ngân hàng Chính sách trong năm mới, vàảnh hưởng từ việc thay đổi nơi gửi tiền của kho bạc Nhà nước sang NHTM là do kho bạc nhà nước gần NHTM để tiện giao dịch, đó là những nguyên nhân chính gây giảm lượng tiền này một cách đáng kể.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng là khá tốt mặc dù gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố tác động. Ngân hàng nên tiếp tục có chương trình, kế hoạch để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm đáp ứng đúng lúc nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của người dân và các tổ chức kinh tế. Nhưng mỗi loại vốn huy động đều chịu một mức lãi suất khác nhau, vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách để tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của mìnhđặc biệt là trong công tác huy động vốn từ đối tượng dân cư.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 41)