Tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 33)

Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàngứng với từng giai đoạn hoạt động. Từ bảng số liệucho thấy, Tổng chi phí của Ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng qua các năm theo sự gia tăng của doanh thu.

Xét về quy mô, Chi phí của Ngân hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí tăng 537 triệu đồng so với năm 2011. Bước sang 6 tháng năm 2013 thì tổng chi phí tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng khoảng trên 4% so với cùng kỳ năm 2012, về cơ cấu chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng và tại 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng chi phí lãi trong tổng chi phí đạt 84,74%, do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Chi phí 3 năm tăng lên là do hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đồng thời Ngân hàng không ngừng nỗ lực phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của mình, nhằm phục vụ càng tốt nhu cầu của khách hàng, do đó sự tăng lên của chi phí là điều tất yếu.

Xét về cơ cấu, chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí của Ngân hàng, chi phí lãi bao gồm các khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm đa số. Năm 2010 chi phí trả lãi là chiếm tỷ trọng 83,08% tổng chi phí, sang năm 2011 chi phí trả lãi tăng là 15.455 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,48% chi phí và đến năm 2012 chi phí trả lãi giảm 1.934 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 Ngân hàng điều hành lãi suất để kiềm chế lạm phát, một phần cũng do nền kinh tế năm 2012 gặp khó khăn làm cho các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả lãi vay. Làm cho chi phí lãi của năm 2012 giảm. Chi phí lãi xuất phát chủ yếu là do các hoạt động huy động nguồn vốn và vay bổ sung nguồn vốn. Nếu chi phí lãi cao là do người dân gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng nhiều, thìđây là điều đáng mừng của Ngân hàng vì đây là chi phí tất yếu phải chịu để đảm bảo Ngân hàng có thể hoạt động bình

thường, lãi suất từ nguồn vốn huy động là lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng phải trả, do đó sẽ đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng ở mức cao. Nhưng trên thực tế, nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng, còn lượng vốn huy động được của Ngân hàng ngày thì khôngđủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu vốn. Vì vậy, Ngân hàng đã phải sử dụng nhiều đến lượng vốn điều chuyển từ Tru ng ương xuống, mà đây nguồn vốn phải chịu lãi suất khá cao so với nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ bên ngoài. Cho nên đã làm cho chi phí lãi tăng lên nhiều qua các năm. Mặt khác còn dó sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM cổ phần khác trên cùng địa bàn buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn. Chính những yếu tố này đã làm cho chi phí lãi ở mức rất cao, làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng qua các năm. Do vậy, Ngân hàng cần phải cải thiện hơn hoạt động huy động vốn để huy động được nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đảm bảo chi phí lãi suất ở mức cao, nhưng cũng là chi phí lãiđược tiết kiệm ở mức tối đa.

Riêng về các khoản chi phí khác như: Chi khấu hao tài sản cố định, chi hội họp, mua sắm thiết bị. Thì chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, nhưng nếu những chi phí này không hợp lý thì sẽ làm cho chi phí gia tăng, làm giảm lợi nhuận. Năm 2011, chi phí khác và chi phí dịch vụ tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng chi phí khác và chi phí dịch vụ tăng 2.471 triệu đồng so với năm 2010. Riêng chi phí dịch vụ trong năm 2012 giảm 224 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do Ngân hàng chỉ đa dạng nguồn thu, chứ chưa chú trọng phát triển gia tăng giá trị trên nền sản phẩm. Trong bối cảnh hiện nay thì các Ngân hàng luôn cạnh tranh về lãi suất không còn ưu thế để thu hút khách hàng nữa việc thay vào đó Ngân hàng tung ra nhiều sản phẩm dịch vụ. Ta thấy năm 2012 tổng chi phí lãi khácđột ngột tăng, điều này là do việc nâng cấp lại cơ sở hạ tầng, mua công cụ lao động, chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên chi cho quảng cáo và và các chương trình rút thăm trúng thưởng, quà tặng cho khách hàng, chi phí cho việc lắp đặt, bảo trì các máy ATM để khách hàng được hài lòng hơn với các dịch vụ của Ngân hàng.

Việc tăng chi phí sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm sút, nhưng không có nghĩa vì vậy mà không chi trả cho các khoản chi cần thiết. Để tiết kiệm thì phải biết chi thế nào cho hợp lý, không phải chỉ nhìn vào số lượng mà phải nhìn vào chất lượn. Việc biết tính toán và đầu tư hợp lý, tu y sẽ làm tăng chi phí hiện tại, nhưng sẽ làm tăng cao mức lợi nhuận trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 33)