Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 45)

Vốn huy động được phân theo tiêu chí này gồm có: - Tiền gửi không kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn: Dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn bà tiền gửi không có kỳ hạn đều tăng qua 3 năm từ 2010 – 2012. Tuy nhiên lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng vốn huy động. Và trong tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn. Để tìm hiểu rõ hơn về tính biến động của từng loại tiền gửi ta tiến hành phân tích như sau:

Bảng 4.4: Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi của Ngân hàng qua 3 năm 2010–2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 8.537 7.778 10.051 (0.759) (8,89) 2.273 29,22 Tiền gửi có kỳ hạn 111.611 127.165 149.546 15.554 13,94 22.381 17,60 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 109.581 123.785 134.631 14.204 12,96 10.846 8,76 Có kỳ hạn trên 12 tháng 2.030 3.380 14.915 1.350 66,50 11.535 341,27 Tổng vốn huy động 120.148 134.943 159.597 14.795 12,31 24.654 18,27

Nguồn: Phòng kế hoạch –Kinh doanh Agribank, 2010–2012.

4.2.2.1huy động vốn đối với tiền gửi không kỳ hạn

Lượng tiền gửi không kỳ hạn mà chi nhánh huy động qua các năm chủ yếu là các tổ chức kinh tế gửi vào, nhưng vẫn còn nhiều biến động, bên cạnh đó lượng tiền gửi của cá nhân hay hộ gia đình tuy không nhiều nhưng vẫn có xu hướng tăng. Năm 2010 lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 8.537 triệu đồng. Đến năm 2011 lượng tiền gửi này giảm xuống dưới 9% so với năm 2010. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải tiếp cận được với công nghệ hiện đại là để thay thế công nghệ cũ lạc hậu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hình thức làm ra mẫu mã tốt, đẹp hơn và tiết kiệm chi phí nhân công, đồng thời đây cũng là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế nên lượng tiền nhàn rỗi tạm thời giảm xuống, dẫn đến vốn huy động ngắn hạn giảm. Bước sang năm 2012, l ượng tiền gửi không kỳ hạn có sự chuyển biến tích cực tăng trên 29% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng thêm 10,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển nên ngày càng nhiều các doanh nghiệp sử dụng tài khoản

tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của các cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó việc khuyến khích cho người dân không dùng tiền mặt ngày càng được xúc tiến tại Ngân hàng, điển hình như việc cho vay tín dụng tại Ngân hàng, chuyển đổi hình thức phát vay bằng tiền mặt sang phát vay bằng thẻ ATM, làm thẻ ATM cho đối tượng vay, đồng thời làm thẻ ATM hỗ trợ vay vốn cho sinh viên cũn g được phát triển.

Bảng 4.5: Vốn huy động phân theo kỳ hạn tiền gửi của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 –2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6/2012 6/2013 6T/2013 so với 6T/2012 Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 10.389 11.454 1.065 10,25 Tiền gửi có kỳ hạn 129.863 163.947 34.084 26,24 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 114.948 63.550 (51.398) (44,71) Có kỳ hạn trên 12 tháng 14.915 100.397 85.482 573,13 Tổng vốn huy động 140.252 175.401 35.149 25,06

Nguồn: Phòng kế hoạch –Kinh doanh Agribank, 6T/2012–6T/2013.

4.2.2.2Huy động vốn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi chủ yếu từ cá nhân và hộ gia đình gửi vào nhằm mục đích kiếm lời và đảm bảo an toàn cho số tiền của họ. Nhìn chung, lượng tiền này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng. Qua 3 năm 2010 – 2012 lượng tiền gửi này có sự biến động rõ rệt. Cụ thể, năm 2010 lượng tiền gửi có kỳ hạn mà Ngân hàng huy động đạt được 111.611 triệu đồng. Đến năm 2011 tăng hơn 13% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 huy động tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng mạnh so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 thì lượng tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2012 . Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của tiền gửi có kỳ hạn tăng hay giảm qua ba năm như thế nào, ta sẽ phân tích tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng để làm rõ nguyên nhân và giải pháp nhằm giúp Ngân hàng có kế hoạch trong công tác huy động vốn cao hơn trong những năm tiếp theo.

Năm 2010 vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 109.581 triệu đồng. Sang năm 2011 lượng tiền gửi này tăng so với năm 2010 vàtănglà hơn 12%. Nguyên nhân là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn khá

nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nên đã có nhiều khách hàng chuyển sang mở tài khoản cho loại tiền gửi này. Mặc khác, cũng nhờ vào các chương trình khuyến mãi mà Ngân hàngđã áp dụng chủ yếu là sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, Có mức lãi suất hấp dẫn lên đến 14%/năm áp dụng cho cả 3 kỳ hạn gửi 1 tháng, 2 tháng, và 3 tháng. Đặc biệt các khách hàng cònđược cộng thêm các mức lãi suất ưu đãi cho các mức tiền gửi khác nhau. Với các chương trình như thế này đã giúp cho lượng tiền gửi tiết kiệm tăng lên. Ngoàira cũng nhờ sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác huy động vốn và Ngân hàng cũng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục được tình trạng chênh lệch lãi suất giữa Ngân hàng với các NHTMCP khác trong thời gian qua.

Năm 2012, vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục tăng 8,76% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do chính phủ hạ thấp xuống múc lãi suất trần còn 8%/năm của NHNN quy định, khiến cho sự hấp dẫn của lãi suất huy động không còn nhiều, tuy nhiên nhờ sự chủ đ ộng đưa ran hình thức tiết kiệm và các chương trình khuyến mãi với các giải thưởng lớn nhằm khuyến khích khách hàng đến gửi tiền vào chi nhánh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất linh hoạt trong việc điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn sao cho vừa tuân thủ quy định của Nhà nước, của Hội sở mà vẫn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng đến Ngân hàng. Do đó mà lượng tiền gửi này vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2012.

Đến 6 tháng năm 2013, lượng vốn huy động từ tiền gửi có kỳ han dưới 12 tháng giảm mạnh dưới 45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế vẫn cònđối mặt với tình hình lạm phát, nợ xấu, hàng tồn kho còn cao ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng khi gửi tiền với kì hạn này.

Xét về mặt cơ cấu, khối lượng vốn hu y động có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các khoản mục vốn huy động không kỳ hạn và vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Cụ thể năm 2010, vốn huy động dưới 12 tháng chiếm 91,20%, năm 2011 là 91,73% và năm 2012 là 84,36% trong tổng nguồn vốn huy động. Ta thấy nguồn vốn này có tỷ trọng giảm dần qua 3 năm trong tổng vốn huy động, điều này cho ta thấy đang có sự cơ cấu lại các loại tiền gửi tại Ngân hàng. Nguyên nhân của sự cơ cấu lại này là vì lãi suất huy động mà Ngân hàng áp dụng mặc dù linh hoạt nhưng vẫn chỉ có thể ở mức thấp phù hợp vói quy định của NHNN, do đó mà người dân cảm thấy không hài lòng với mức lãi suất như vậy nên đãđem tiền sang một kênh đầu tư khác. Đồng thời trong năm 2012, nền kinh tế cũng đã dần ổn định hơn so với năm trước nên việc đầu tư cũng ít gặp rủi ro hơn.

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của lọai tiền gửi này là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi và những khách hàng gửi ti ền này với mong muốn là sự an toàn lâu dài hơn là mục đích sinh lời. Lượng tiền này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động từ tiền gửi trên 12 tháng của Ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể t rong năm 2010, vốn huy động từ tiền gửi trên 12 tháng đạt 2.030 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 1,69% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011, vốn huy động từ tiền gửi tăng hơn 66% so với năm 2010, và chiếm tỷ trọng là 2,51% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2012, lượng vốn này tiếp tục tăng mạnh tương ứng vớitrên 341% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 9,34% trong tổng vốn huy động. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ n ăm 2012. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn của Ngân hàng ngày càng tăng, cho thấy Ngân hàng đang có sự chuyển dịch cơ cấu lại tiền gửi, nâng cao lượng tiền gửi trung và dài hạn. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng quá thấp, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng với mức sinh lời khi gửi tiền vào Ngân hàng với hai hình thức này, trong khi đó khi gửi tiền với thời hạn từ 12 tháng trở lên thì lãi suất sẽ cao hơn, nên Ngân hàng đã có sự điều chỉnh các chính sách lãi suất với các mức lãi suất ưu đãi kết hợp với uy tín đã có sẵn của chi nhánh, và luôn đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Do đó mà các khách hàng thân thiết của chi nhánh đã chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng để có lãi suất được hưởng cao. Việc gia tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đã giúp Ngân hàng có một nguồn vốn tương đối ổn định và càng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)