Phòng kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 27)

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãiđối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành các nghiệp vụ cần thiết theo quy định về thủ tục cho vay; đưa ra các nhận xét về khách hàng, đề xuất với lãnhđạo trong việc quyết định đầu tư vốn tín dụng, theo dõi nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn, xử lý thu hồi nợ trễ hạn, nợ xấu; đề xuất các phương án kinh doanh theo hướng hiệu quả nhất.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thu ật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

3.2.4 Phòng kế toán –Ngân quỹ

a) Kế toán:

-Tham mưu cho Ban lãnhđạo về công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính.

- Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán tiền lương với cán bộ Ngân hàng.

- Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

- Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền khác.

b) Ngân quỹ:

- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

- Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hằng ngày.

- Khóa sổ ngân quỹ, cuối ngày kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

3.2.5 Phòng giao dịch Giai Xuân

- Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ, chuyển tiền, làm thẻ ATM và các dịch vụ khác đối với khách hàng;

- Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất.

=> Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức đang được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Qua đó cho thấy rằng, Chi nhánh NHNOvà PTNT Phong Điền đang cố gắng xây dựng một mô hình Ngân hàng đa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới để tăng sức cạnh tranh.

3.3 THỦ TỤC GỬI TIỀN VÀ RÚT TIỀN

- Khi gửi tiền: Quý khách xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu và điền các yếu tố quy định trên mẫu giấy gửi tiền (đã in sẵn) của Agribank, đăng ký chữ ký mẫu và nộp tiền. Sau khi nộp tiền, người gửi được nhận Sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố quy định.

- Khi rút tiền: Quý khách xuất trình Sổ tiết kiệm, chứng minh thư hợp lệ hoặc Hộ chiếu và điền đầy đủ các y ếu tố quy định trên Giấy yêu cầu rút tiền (đã in sẵn). Chữ ký trên giấy rút tiền phải đúng theo một trong 2 (hai) chữ ký mẫu đãđăng ký tại Agribank khi gửi tiền.

- Khi mất Sổ tiết kiệm: Người gửi tiền phải báo ngay cho cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, số tiền gốc, ngày gửi, kỳ hạn, Sổ tiết kiệm …. Giấy khai báo mất sổ phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khácvà phải gửi ngay tới cơ sở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi gửi tiền để làm cơ sở theo dõi, thanh toán. Sớm nhất, sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo mất, nếu không có vấn đề gì tranh chấp thì Agr ibank sẽ thanh toán cho người gửi tiền tiết kiệm.

- Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm gặp rủi ro (bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật

3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN

- Về huy động vốn

+ huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

+ Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của dân cư và của các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ USD.

+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. + Vay vốn từ Ngân hàng No & PTNT Trung Ương

- Về hoạt động tín dụng

Trong đó, phạm vi hoạt động mà chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phong Điền đặc biệt quan tâm là:

+ Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Hoạt động thanh toán: Thanh toán bù trừ, thanh toán liên hành, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan như: Mở tài khoản thanh toán, ủy nhiệm chi, séc …

+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng như cho vay tiêu dùng …

+ Các dịch vụ ngân quỹ: Chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi.

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 –2012

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả h oạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để gia tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần tìm những biện pháp nhằm tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý cũng như các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiết kiệm chi phí, quản lý điều hành tốt. Khi lợi nhuận tăng Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Giám Đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền đã đạt được những kết quả đáng kể. Để thấy rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta xem xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010–2012 và 6 thángđầu năm 2013 thông qua hình và bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền từ năm 2010–2012

ĐVT: Triệu đồng Chi tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 34.416 54.051 57.487 19.635 57,05 3.436 6,36 Thu nhập từ lãi 33.467 53.504 56.358 20.037 59,87 2.854 5,33 Thu dịch vụ thanh toán 302 423 698 121 40,07 275 65,01 Thu hoạt động khác 647 124 431 (523) (80,83) 307 247,58

Tổng chi phí 31.023 47.671 48.208 16.648 53,66 537 1,13

Chi phí vốn huy động 25.775 41.230 39.296 15.455 59,96 (1.934) (4,69) Chi dịch vụ thanh toán 468 547 323 79 16,88 (224) (40,95) Chi hoạt động khác 4.780 5.894 8.589 1.114 23,30 2.695 45,72

Lợi nhuận 3.393 6.380 9.279 2.987 88,03 2.899 45,44

Từ bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập, tổng chi phí cũng như lợi nhuận đều tăng qua mỗi năm và tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Trong phần tổng thu nhập thìđáng chú ý nhất là sự tăng mạnh của thu nhập từ lãi năm 2011 so với 2010 và sự giảm mạnh của thu nhập khác năm 2012 so với 2011. Trong mục tổng chi phí việc tăng mạnh chi phí trả lãi năm 2011 so với 2010 cũng như sự sụt giảm của năm 2012 so với 2011, chi phí trả lãi khác tăng đều qua các năm. Qua 3 năm lợi nhuận đều tăng mạnh.

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6/2012 6/2013 6T/2013 so v ới 6T/2012 Số tiền % Tổng thu nhập 30.731 32.328 1.597 5,19 Thu nhập từ lãi 30.305 31.700 1.395 4,6 Thu dịch vụ thanh toán 289 354 65 22,49 Thu hoạt động khác 137 274 137 100

Tổng chi phí 24.875 26.094 1.219 4,9

Chi phí vốn huy động 21.789 22.114 325 1,49 Chi dịch vụ thanh toán 25 145 120 480 Chi hoạt động khác 3.052 3.835 783 25,65

Lợi nhuận 5.856 6.234 378 6,45

Nguồn: Phòng kế hoạch –Kinh doanh Agribank, 6T/2012–6T/2013.

3.5.1 Tình hình thu nhập

Ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm 2010, 2011, 2012. Cụ thể là doanh thu năm 2011 là tăng so với năm 2010. Sang năm 2012 thu nhập tăng hơn 6% so với năm 2011.Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng trên khoảng 5% so với 6 tháng năm 2012. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Đ ể hiểu rõ hơn về tình hình thu nhập của Ngân hàng ta cùng đi vào xem xét chi tiết từng khoản mục thu nhậpsau:

+ Thu nhập từ lãi đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập và

luôn cao hơn 90% từ năm 2010 đến năm 2012, đây là khoản thu nhập từ họat động cấp tín dụng của Ngân hàng mang lại. Cụ thể là thu nhập từ lãi của Ngân hàng năm 2010 là chiếm tỷ trọng trên 97% trong thu nhập. Đến năm 2011 thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng 98,98% trong thu nhập, tăng 20.037 triệu đồng so với năm 2010. Bước sang năm 2012 khoản thu này tiếp tục tăng chiếm tỷ trọng 98,04% trong thu nhập, tăng 3.436 triệu đồng so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 thu nhập từ lãi tăng khoảng 4% so với 6 tháng năm 2012.

Nguyên nhân làm tăng khoản thu nhập qua các năm là do Ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng như đa dạng hóa các hình thức cho vay, chính sách cho vay phù hợp với từng loại đối tượng, linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch tài chính (khoảng 13%/năm trong 6 tháng đầu năm 2013)nên nhu cầu đi vay của người dân tăng lên .

Với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp của mình, Agribank hiện là Ngân hàng duy nhất có khả năng tiếp cận đến các huyện, xã trong vùng, đồng thời do kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và địa bàn huyện Phong Điền tại thành phố Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thu nhập của người dân ngày càng tăng. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng lên, qua đó góp phần làm tăng thu nhập từ lãi của Ngân hàng qua 3 năm. Ngoài ra đến năm 2012, tình hình kinh tế nước ta từng bước ổn định, nhu cầu đi vay của người dân tăng lên. Thêm vào đó Ngân hàng cònđưa ra lãi suất cho vay ngày càng phù hợp với nhu cầu của người dân nên đã giúp cho thu nhập từ lãi của Ngân hàng tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2011.

+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng như các khoản thu từ thanh toán, dịch vụ ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợ đã xử lý rủi ro. Nhìn chung qua 3 năm 2010 – 2012 đều tăng và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Cụ thể là năm 2011 thu phí dịch vụ tăng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 40%. Đến năm 2012, thu phí dịch vụ tiếp tục tăng cao so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ là 65,01%. Bước sang 6 tháng năm 2013 thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn không ngừng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm tăng khoản thu này là do trong những năm qua lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng, một số dịch vụ tiêu biểu của Ng ân hàng như: Chuyển tiền nội tệ, ngoại tệ; mobile bankinh, VNToup, Apaybill.Đây là khoản thu nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng cũng góp phần làm tăng thu nhập của Ngân hàng vào mỗi năm. Bên cạnh hai khoản thu chính là thu nhập từ lãi và thu nhập từ dịch vụ thì Ngân hàng còn các khoản thu khác như: Hoạt động dịch vụ, hoạt động

kinh doanh ngoại hối, hoạt động đầu tư dài hạn. Tuy nhiên khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhậpcủa Ngân hàng.

Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự trưởng thành và từng bước phát triển của Agribank huyện Phong Điền. Đồng thời cũng cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng doanh thu cho cơ quan.

3.5.2 Tình hình chi phí

Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàngứng với từng giai đoạn hoạt động. Từ bảng số liệucho thấy, Tổng chi phí của Ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng qua các năm theo sự gia tăng của doanh thu.

Xét về quy mô, Chi phí của Ngân hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí tăng 537 triệu đồng so với năm 2011. Bước sang 6 tháng năm 2013 thì tổng chi phí tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng khoảng trên 4% so với cùng kỳ năm 2012, về cơ cấu chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng và tại 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng chi phí lãi trong tổng chi phí đạt 84,74%, do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Chi phí 3 năm tăng lên là do hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đồng thời Ngân hàng không ngừng nỗ lực phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của mình, nhằm phục vụ càng tốt nhu cầu của khách hàng, do đó sự tăng lên của chi phí là điều tất yếu.

Xét về cơ cấu, chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí của Ngân hàng, chi phí lãi bao gồm các khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm đa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)