Tình hình xuất khẩu cá tra sang EU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 62)

7. Kết luận:

4.3.2.Tình hình xuất khẩu cá tra sang EU

4.3.2.1. Giá xuất khẩu

Giá sản phẩm cá tra XK của công ty không ổn định, tùy theo tình hình trên thị trƣờng và hợp đồng đã kí kết mà mức giá sẽ khác nhau tại một vài giai đoạn. Nhìn chung, giá XK sang EU lại thấp hơn giá XK bình quân của công ty.

Đơn vị: USD

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty

Hình 4.1 Biểu đồ giá xuất khẩu của công ty

Nhìn vào hình 4.1 ta thấy, khác với việc sản lƣợng và giá trị XK của công ty giảm vào năm 2012 và tăng trong thời gian còn lại thì giá XK lại tăng vào năm 2012. Năm 2012 giá cá tra công ty XK sang khoảng EU là 2,81USD/kg cao hơn 0,07USD/kg so với năm 2011. Sự tăng giá năm 2012 là kết quả của việc nhiều công ty cá tra làm ăn thua lỗ, không thể tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu của nhà NK EU, cạnh tranh cũng ít gay gắt hơn nên giá tăng nhẹ. Sang năm 2013, giá XK của công ty sang EU chỉ còn 2,67USD/kg giảm 0,14USD/kg. Đến 6 tháng đầu năm 2014, giá lại giảm thêm 0,09USD/kg hiện công ty XK cá tra sang EU với giá trung bình khoảng 2,58USD/kg. Sự giảm giá XK trong thời gian gần đây là do công ty chịu tác động của nhiều đối thủ cạnh tranh khi bán cá với giá thấp. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ cá tra của EU vẫn chƣa phục hồi.

So sánh giá cá tra công ty XK sang EU và giá cá tra trung bình của công ty ta thấy, giá xuất sang EU năm 2011 cao hơn giá trung bình. Nhƣng từ năm 2012 đến nay lại thấp hơn so với giá trung bình XK của công ty. Nguyên nhân

2.74 2.81 2.67 2.58 2.67 2.83 2.72 2.67 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6/năm 2014

Giá bình quân xuất khẩu sang EU

Giá bình quân xuất khẩu của công ty

50

là do XK sang EU trong thời gian gần đây gặp khá nhiều khó khăn nhƣ nhu cầu NK giảm, cạnh tranh giữ những DN XK cá tra gay gắt, các quy định phi thuế quan ngày càng gây ra nhiều khó khăn.

4.3.2.2. Giá trị và sản lượng xuất khẩu tại thị trường EU

Trong những năm gần đây, tình hình XK Cá tra của công ty gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên EU vẫn là thị trƣờng có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trƣờng XK của công ty về cả sản lƣợng lẫn giá trị XK.

Bảng 4.7: Tình hình xuất khẩu cá tra, basa của công ty vào thị trƣờng EU

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)

Năm 2011 đến nay, sản lƣợng XK cá tra vào EU có xu hƣớng giảm. Giai đoạn 2011-2012 XK cá tra đã giảm 34,3%. Kéo theo đó, giá trị XK vào EU cũng giảm 31,9%. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn này việc XK cá tra Việt Nam sang EU bị suy giảm, do rào cản phi thuế quan ngày càng khó khăn. Không đáp ứng đƣợc những yêu càu về chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm, cách ghi nhãn mác và an toàn với môi trƣờng làm nhiều lô cá tra XK không đƣợc nhập vào EU. Ngoài ra, tình hình khủng hoảng nợ công, tác động mạnh đến nhu cầu chi tiêu, lƣợng tiêu thụ thủy sản NK nói chung và Cá tra nói riêng giảm mạnh. Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều DN Việt Nam tại thị trƣờng tiêu thụ Cá tra lớn nhất thế giới này. Không chỉ vậy công ty còn gặp khó khăn về vốn, nguyên liệu. Từ những nguyên nhân trên, lƣợng XK sang EU trong năm 2012 giảm hẳn.

Đến năm 2013 khi tình hình tiêu thụ Cá tra dần phục hồi, sản phẩm XK của Việt Nam thích nghi tốt và vƣợt qua đƣợc các rào cản phi thuế quan. Tình hình kinh doanh của công ty ổn định, sản lƣợng XK cá tra snag EU tăng mạnh( tăng 70,3%). Giá trị XK cũng tăng 58,2% nhƣng thấp hơn 12,1% so với sự tăng sản lƣợng. Nguyên nhân là do, giá XK sang EU trong năm 2013 thấp hơn so với năm 2012. Đầu năm 2014, nối tiếp những tính hiệu quan từ năm trƣớc, XK cá tra sang EU tiếp tục tăng 35,9% về sản lƣợng, 30% về giá trị XK.

Năm Giá trị (USD) Sản lƣợng(Kg)

Chênh lệch (%) Giá trị Sản lƣợng 2011 4.303.875 1.594.028 - - 2012 2.930.636 1.046.656 -31,9 -34,3 2013 4.635.072 1.782.720 58,2 70,3 6/2013 1.879.342 748.742 - - 6/2014 2.443.692 1.017.477 30 35,9

51

Ngoài ra, nếu xét về cơ cấu thị trƣờng XK của công ty thì EU là thị trƣờng có tỷ trọng lớn nhất. Nhìn vào hình 4.2 ta thấy, tỷ trọng giá trị XK vào thị trƣờng EU có xu hƣớng giảm. Năm 2012, dù giá trị XK sang EU giảm, nhƣng tỷ trọng lại tăng. Nguyên nhân là do XK sang tất cả các thị trƣờng trong năm 2012 đều có xu hƣớng giảm, nên không ảnh hƣởng đến tỷ trọng của thị trƣờng EU. Tuy vậy, sang năm 2013, tỷ trọng của EU lại tiếp tục giảm mạnh, giảm đến 8,38% do sự vƣơn lên của thị trƣờng Mỹ và XK vào EU cũng giảm. Hiện tỷ trọng của thị trƣờng EU duy trì ở mức 26-27%.

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ trọng giá trị xuất khẩu của EU giai đoạn 2011- 6/2014

4.3.2.3. Phân tích cơ cấu các mặt hàng cá tra xuất khẩu sang thị trường EU

Hiện tại công ty XK sang thị trƣờng EU hai mặt hàng chính, đó là cá tra fillet đông lạnh và cá tra nguyên con. Trong đó, sản phẩm cá tra fillet đã chiếm tới hơn 90%.

Bảng 4.8: Những mặt hàng XK của công ty tai thị trƣờng EU

Đơn vị: kg

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6/năm

2013

6/Năm 2014

Cá tra fillet 1.482.446 1.013.163 1.556.314 697.078 947.271

Cá tra nguyên con

111.582 33.492 141.904 51.664 70.206

Cá tra cắt khoanh - - 84.502 - -

Tổng 1.594.028 1.046.656 1.782.720 748.742 1.017.477

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh công ty

33,34% 34,49% 26,11% 27,80% 26,87% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

52

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, cá tra fillet là sản phẩm chủ đạo xuất khẩu sang EU của công ty. Vì tình hình XK gần đây không ổn định nên lƣợng cá tra fillet xuất sang EU cũng tăng giảm bất thƣờng. Năm 2011, mặt hàng Cá tra fillet xuất sang EU đạt 1.482.446kg nhƣng năm 2012 giảm chỉ còn 1.013.163kg, giảm khá mạnh 31,6%. Cũng giống nhƣ tình hình chung của công ty, đến năm 2013 tình hình XK phục hồi và sản lƣợng XK tăng trở lại. Mặt hàng, thứ hai là cá tra nguyên con, sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 7% năm 2011. Sản phẩm này cũng giống nhƣ cá tra fillet, thời gian gần đây sản lƣợng XK không ổn định.

Đơn vị: %

Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU năm 2013

Tóm lại, Cá tra fillet là sản phẩm chủ lực của công ty mặc dù đây là sản phẩm có giá trị không cao. Đối với sản phẩm này, công ty chỉ XK khi nhận đƣợc đơn đạt hàng từ nhà NK tại EU. Công ty cần XK nhiều hơn những sản phẩm đã tự mình chế biến, mang nhãn hiệu của công ty nhằm ghi dấu ấn với khách hàng cũng nhƣ mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn.

4.3.2.4. Phân tích tình hình xuất khẩu tại từng nước tại thị trường EU

Sản phẩm củac công ty có mặt ở nhiều quốc gia EU. Nhƣng có 4 thị trƣờng chủ lực, đó là Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha và Bỉ. Tây Ban Nha là thị trƣờng lớn nhất về cả sản lƣợng lẫn giá trị XK.

Trƣớc tiên nói về thị trƣờng Tây Ban Nha, đây là thị trƣờng tiêu thụ thủy sản nói chung và cá tra nói riêng lớn cả thế giới. Hàng năm, Tây Ban Nha nhập khẩu một lƣợng cá tra khá lớn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha cũng NK một số cá tra nguyên liệu về để chế biến. Sau đó, XK cá tra sang thị trƣờng các nƣớc lân cận nhƣ Bồ Đào Nha, Bỉ… Nhìn vào bảng 4.9 dễ dàng nhận thấy Việt Nam là nƣớc có khối lƣợng xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha lớn nhất. Tính riêng quý 2 năm 2014, Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha nhiều gấp 30 lần so với Hà Lan. Nhƣ vậy, cá tra Việt

87,30

7,96 4,74

Cá tra fillet Cá tra nguyên con Cá tra cắt khoanh

53

Nam rất đƣợc yêu thích tại thị trƣờng Tây Ban Nha, đây là thuận lợi cho việc XK của công ty vào thị trƣờng này.

Bảng 4.9: Nhập khẩu cá tra và cá da trơn vào Tây Ban Nha

Đơn vị: Tấn

Nƣớc Quý 1/ 2013 Quý 2/ 2013 Quý 1/2014 Quý 2/2014

Việt Nam 8.305 8.668 8.308 8.005 Hà Lan 215 138 203 265 Bồ Đào Nha 281 173 138 239 Pháp 0 - 61 93 Đức 7 0 15 30 Belgium 0 0 16 19 Trung Quốc 22 0 8 0 Namibia 0 24 0 0

Nguồn: Trung Tâm thương mại quốc tế ITC

Tình hình xuất khẩu của công ty vào Tây Ban Nha tƣơng đối ổn định, có sự tăng trƣởng trong 2 năm gần đây (xem bảng 4.10). Giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 1.673.260kg, tăng 66,36% so với năm 2012, năm 2012 thì giảm 35,08% so với năm 2011. Tính trong 6 tháng đầu năm nay thì giá trị XK cũng tăng 28,84% so với cũng kì năm 2013. Qua đó, có thể kết luận đây là thị trƣờng đang đem lại lợi nhuận cho công ty tại thị trƣờng EU, Tây Ban Nha vẫn tăng trƣởng nên việc XK sang nƣớc này có thể mở rộng hơn. Về sản lƣợng, cũng không khác so với giá trị. Chênh lệch sản lƣợng giữa các năm cũng gần giống chênh lệch giá trị vì giá bán sản phẩm không quá khác biệt giữa các nƣớc trong EU, nên không xảy ra tình trạng XK sản lƣợng nhiều nhƣng giá trị lại thấp hoặc ngƣợc lại.

Bảng 4.10: Giá trị và sản lƣợng XK của công ty vào Tây Ban Nha

Năm Giá trị XK (USD) Chênh lệch giá trị(%) Sản lƣợng XK (Kg) Chênh lệch sản lƣợng(%) 2011 1.549.244 - 570.413 - 2012 1.005.794 -35,08 380.321 -33, 33 2013 1.673.260 66,36 596.075 56,73 6/2013 655.891 - 321.491 - 6/2014 845.028 28,84 211.129 -34,33

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu

Kế tiếp là thị trƣờng Đức, cũng là một thị trƣờng nhập khẩu cá tra hàng đầu thế giới. Theo VIETRADE, một cuộc khảo sát năm 2011 cho thấy, cá tra xếp thứ 5 trong các loài thủy hải sản đƣợc yêu thích nhất tại Đức. Đức phụ thuộc hoàn toàn vào cá tra nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Đức cũng không tái xuất sản phẩm cá tra. Cá tra nhập khẩu vào Đức chỉ ở loại

54

filletđông lạnh, không phải sản phẩm tƣơi sống hoặc ƣớp lạnh. Khác với một số nƣớc EU (ở phía Nam), ngƣời Đức không thích các loại hải sản tƣơi sống nên cá tra nhập khẩu vào Đức chỉ ở loại fillet đông lạnh. Giá cá tra tại Đức cũng rẻ hơn so với các loại cá đƣợc yêu thích khác tại Đức, thêm vào đó là hƣơng vị trung tính, phù hợp khẩu vị nên nhập khẩu cá tra tăng trƣởng rất mạnh tại thị trƣờng này. Việt Nam chính là nƣớc XK nhiều nhất vào Đức. Bảng 4.11: Giá trị và sản lƣợng XK của công ty vào Đức

Năm Giá trị XK (USD) Chênh lệch giá trị(%) Sản lƣợng XK (Kg) Chênh lệch sản lƣợng(%) 2011 1.051.852 - 387.279 - 2012 702.766 -38,19 248.750 -35,77 2013 1.089.124 50,98 390.002 56,78 6/2013 434.507 - 159.98 - 6/2014 628.292 44,60 221.329 38,35

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu

Tình hình XK sang thị trƣờng Đức của công ty cũng ổn định, tuy giá trị XK không quá cao nhƣng duy trì ổn định. Nếu không tính năm 2012 khi công ty rơi vào khủng hoảng thì sản lƣợng XK năm 2013 cũng không thay đổi nhiều so với năm 2011, chỉ tăng 2.723 kg. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì giá trị XK tăng 44,6%, sản lƣợng tăng 38,35%. Theo dự báo của công ty, việc XK sang Đức có thể còn gia tăng vào cuối năm 2014.

Thị trƣờng lớn thứ 3 của công ty tại EU là Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha là một trong những nƣớc tiêu thụ thủy sản nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản và Iceland với mức bình quân 57kg/ngƣời/năm. Thủy sản chiếm khoảng 17% chi phí tiêu dùng cho thực phẩm của ngƣời dân nƣớc này. Tuy nhiên, sản xuất trong nƣớc không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nên thủy sản NK chiếm tới 2/3 lƣợng thủy sản đƣợc tiêu thụ tại nƣớc này. Tuy có giá trị NK tƣơng đối khiêm tốn so với các loại cá khác nhƣng NK cá tra ở Bồ Đào Nha tăng trƣởng rất nhanh( tính từ năm 2011 trở về trƣớc).

Nếu so sánh với 3 thị trƣờng còn lại tại EU thì Bồ Đào Nha là thị trƣờng suy giảm lớn nhất. Giá trị XK sang Bồ Đào Nha năm 2012 giảm đến 51,58%, sản lƣợng giảm 48,42% ( xem bảng 4.12). Con số lớn hơn rất nhiều so với sự suy giảm tại Tây Ban Nha và Đức. Không chỉ vậy, khi có dấu hiệu gia tăng trở lại vào năm 2013, Bồ Đào Nha cũng là thị trƣờng tăng ít nhất. Chỉ tăng 34,6% về giá trị và 32,48% về sản lƣợng. Trong khi Tây Ban Nha và Đức đều tăng hơn 50%. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình có vẻ khả quan hơn khi giá trị XK tại thị trƣờng này tăng thêm 27,18% so với cùng kỳ.

55

Bảng 4.12: Giá trị và sản lƣợng XK của công ty vào Bồ Đào Nha Năm Giá trị XK (USD) Chênh lệch giá trị(%) Sản lƣợng XK (Kg) Chênh lệch sản lƣợng(%) 2011 861.243 - 317.099 - 2012 417.029 -51,58 163.545 -48,42 2013 561.307 34,60 216.667 32,48 6/2013 272.854 - 110.461 - 6/2014 347.014 27,18 137.766 24,72

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu

Trong 4 thị trƣờng lớn của công ty tại EU thì Bỉ có thể là thị trƣờng còn nhiều tiềm năng nhất. Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt giá trị trung bình trên 100 triệu USD/năm với các sản phẩm chủ lực nhƣ tôm (chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu), cá tra (23%), cá ngừ (7%), mực và bạch tuộc (3%). Các chuyên gia nhận định, xu hƣớng nhập khẩu thủy sản của Bỉ khá ổn định. Trung bình mỗi năm Bỉ nhập khẩu khoảng 280 nghìn- 300 nghìn tấn thủy sản với giá trị khoảng 2 tỷ- 3 tỷ USD. Cá fillet đông lạnh chiếm 23-24% giá trị nhập khẩu, cá chế biến 13%. Ngoài ra, Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cảng vụ Zeebrugge (Bỉ) đã ký một dự án thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại Bỉ sẽ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại quốc gia hơn 11 triệu dân này.

Bảng 4.13: Giá trị và sản lƣợng XK của công ty vào Bỉ Năm Giá trị XK (USD) Chênh lệch giá trị(%) Sản lƣợng XK (Kg) Chênh lệch sản lƣợng(%) 2011 573.512 - 211.160 - 2012 531.449 -7,33 185.673 -12,07 2013 765.129 43,97 291.711 57,1143,97 6/2013 352.994 - 119.968 - 6/2014 427.766 21,28 157.498 31,18

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu

Cũng giống nhƣ xu hƣớng chung của XK cá tra Việt Nam. Tình hình XK của công ty vào thị trƣờng Bỉ cũng tăng trƣởng đáng kể. Trong khi, năm 2012 tình hình XK của công ty sang các thị trƣờng khác đều giảm trên 30% thì XK sang Bỉ chỉ giảm 7,33% về giá trị. Sản lƣợng cũng chỉ giảm 12,07% thấp hơn rất nhiều so với các thị trƣờng khác. Cho thấy sự ổn định của thị trƣờng Bỉ, dù giá trị XK không quá cao. Đến năm 2013, XK sang Bỉ cũng tăng đáng kể, tăng đến 43,97% đạt 765.129 USD vƣợt qua Bồ Đào Nha trở thành thị trƣờng lớn

56

thứ 3 của công ty tại EU. Đầu năm 2014, tình hình XK sang Bỉ tiếp tục giữ vững đƣợc sự tăng trƣởng ổn định, khi tăng thêm 21,28% về giá trị và 31,8% về sản lƣợng. Với tình hình hiện tại thì XK của công ty sang Bỉ có thể tiếp tục tăng vào cuối năm 2014.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 62)