PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG EU VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 45)

7. Kết luận:

4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG EU VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁ

TRA

4.1.1. Thị trƣờng EU và tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Báo cáo "Thị trƣờng cá EU 2014" khẳng định EU là một thị trƣờng tiêu thụ và là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới về sản phẩm thủy sản, chiếm 24% tổng giá trị thƣơng mại thế giới. Mức tiêu thụ thủy sản trung bình của một ngƣời dân EU là 21,8 kg/ngƣời/năm ( Số liệu thống kê của FAO năm 2011). Tuy nhiên số liệu này chênh lệch khá nhiều giữa những quốc gia EU, trong khi Iceland tiêu thụ 90,1 kg/ngƣời/năm, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tiêu thụ lần lƣợt 56,8 và 42,4 kg/ngƣời/năm thì Albania, Bosnia and Herzegovina hay Hungary chỉ tiêu thụ ở mức dƣới 6kg/ngƣời/năm. Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm EU tiêu thụ khoảng 13 triệu tấn thủy sản, khả năng tự cung cấp của EU ổn định ở mức khoảng 45%, vậy hàng năm EU phải nhập khẩu đến hơn 50% sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Bảng 4.1: Sản phẩm nhập khẩu thủy sản của EU 2013- 2014

Đơn vị: nghìn USD

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, do ảnh hƣởng của STT Nƣớc NK Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6/2014so với 6/2013 (%) Tổng EU 28 48.165.441 22.718.618 24.747.477 8,9 1 Pháp 6.443.271 3.005.506 3.163.784 5,3

2 Tây Ban Nha 5.093.502 2.884.382 3.142.233 8,9

3 Italy 5.632.997 2.654.785 2.922.015 10,1

4 Đức 5.125.618 2.444.054 2.589.387 5,9

5 Thụy Điển 4.451.759 2.146.946 2.351.214 9,5

33

khủng hoảng nợ công nhu cầu NK thủy sản của EU trong năm 2012 giảm 7,4% so với năm 2011 đạt khoảng 45 tỷ USD. Năm 2013, tình hình NK thủy sản ở EU bắt đầu khởi sắc, giá trị NK đạt khoảng 48,17 tỷ USD. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 giá trị NK của EU là 24,75 tỷ USD tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2013. Những nƣớc dẫn đầu kim ngạch NK của EU bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức, Thụy Điển và Anh. Pháp đứng đầu với giá trị NK đạt 3,16 tỷ USD. Có 10 nƣớc đạt giá trị NK trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, đó là Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức, Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ và Bồ Đào Nha ( Bảng 4.1).

Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của các nƣớc EU rất đa dạng: tƣơi sống, đồ hộp, đông lạnh ở tất cả các mặt hàng: cá, tôm, mực, cua, nhuyễn thể 2 mãnh. Tuy nhiên tuỳ theo từng nƣớc mà nhu cầu tiêu dùng có khác nhau. Trong khi Pháp đứng đầu về NK tôm thì Italy đứng đầu về NK cá ngừ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì ƣa chuộng những sản phẩm từ cá tra, cá basa. Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của các mặt hàng nhập khẩu vào EU từ 2011 đến nay không có nhiều sự thay đổi. Năm 2013, Tỷ lệ nhập khẩu cá fillet tƣơi/ƣớp lạnh/đông lạnh và cá tƣơi nguyên con vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 43,17% tăng 2,17% so với năm 2012. Tỷ trọng các sản phẩm khác cũng không có thay đổi gì đáng kể. Đối với hàng thủy sản đến từ Việt Nam, năm 2012, dù EU là thị trƣờng lớn thứ 2 trong top 10 thị trƣờng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, nhƣng giá trị xuất khẩu của thủy sản nƣớc ta sang thị trƣờng này lại khá ảm đạm khi chỉ đạt gần 1,13 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, giá trị NK thủy sản của EU đạt 1.074,458 triệu USD. Hiện EU chiếm 17,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong quý đầu năm 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU tăng 19%, đạt 281 triệu USD, trong đó xuất khẩu tôm tăng 96%, đạt 112 triệu USD, xuất khẩu cá tra đạt gần 83 triệu USD, giảm 13%. Tính từ 2011 đến nay, EU luôn nằm trong top 10 nƣớc NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Nhìn chung, tuy có nhiều biến động nhƣng EU vẫn là thị trƣờng NK thủy sản lớn của thế giới nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)