Phân tích các chính sách tác động

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 50)

7. Kết luận:

4.2.3. Phân tích các chính sách tác động

4.2.3.1. Phía Việt Nam

a) Việc kiểm soát an toàn vệ sinh của Chính phủ

Hiện nay, vấn đề an toan vệ sinh thực phẩm và an toàn với môi trƣờng đƣợc các nhà NK rất quan tâm. Tại Việt Nam việc kiểm tra chất lƣợng vệ sinh an toàn thủy sản đông lạnh xuất khẩu do Cục quản lý chất lƣợng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đảm nhận. Nafiqad luôn cập nhật nhiều thông tin về quy định của các thị trƣờng xuất khẩu, tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tƣợng cảng cá, chợ cá, tàu cá và cơ sở chế biến thủy sản. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phân tích vi sinh, kháng sinh,…cho các đơn vị sản xuất cá tra, basa trong đó có công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên. Sản phẩm của công ty đã đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001-2008, ISO 22000, ISO 14001…do đó đủ điều kiện để XK sang EU, không vị phạm những yêu cầu chất lƣợng ATVSTP cũng nhƣ sự an toàn của sản phẩm đối với môi trƣờng.

b) Chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc

Chính sách thuế

Hiện tại, cũng nhƣ các doanh nghiệp thủy sản trong vùng, công ty đƣợc hƣởng thuế NK nguyên liệu thủy sản là 0%. Bên cạnh đó, do năm 2012 công ty có sự thay đổi chủ sở hữu nên cũng nhận đƣợc những ƣu đãi về thuế khác. Do phải tái đầu tƣ, xây dựng lại một số cơ sở chế biến xuất khẩu nên công ty đƣợc hƣởng thuế thu nhập ƣu đãi ở mức 0% vào 2 năm đầu và giảm 50% thuế vào 5 năm tiếp theo. Nhờ những ƣu đãi này, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây đã phục hồi và phát triển khá ổn định.

Chính sách hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức tín dụng

Công ty thực hiện vay vốn khá nhiều, mức vốn vay hiện tại của công ty chiếm tới 70% tổng số vốn.Công ty đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi từ 8-10%/năm. Nhờ chính sách này, công ty đã giải quyết đƣợc tình trạng thiếu vốn đầu tƣ sản xuất, thiếu vốn thu mua nguyên liệu xảy ra vào năm 2011-2012. Ngoài ra, do tình hình kinh doanh không tốt trong giai đoạn đó, công ty còn đƣợc gia hạn

38

nợ từ 12 tháng thành 36 tháng. Nhờ nguồn vốn đƣợc vay từ các chƣơng trình hỗ trợ tín dụng, công ty đã giải quyết đƣợc tình trạng khó khăn trong giai đoạn 2011- 2012. Sau đó, công ty xây dựng lại cơ sở sản xuất, phục hồi hoạt động XK.

4.2.3.2. Phía EU

Tất cả các nƣớc thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thƣơng chung đối với các nƣớc ngoài khối. Ủy ban Châu Âu (EC) là ngƣời đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thƣơng mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Đối với các mặt hàng thực phẩm và thủy sản nói riêng, EU thống nhất các qui định về chất lƣợng, sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Dƣới đây là một số quy định và chính sách của EU có tác động đến việc xuất khẩu cá tra của công ty.

Về thuế quan, mức thuế thuỷ sản nhập khẩu vào EU đƣợc xác định dựa vào hai căn cứ là căn cứ vào nguồn gốc (nƣớc xuất xứ) của thuỷ sản và căn cứ vào tính nhạy cảm của các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Châu Âu. Sản phẩm của công ty đƣợc xếp vào nhóm hàng sản phẩm bán nhạy cảm và đƣợc hƣởng mức thuế tƣơng đối thấp. Mặt hàng cá tra của công ty chỉ chịu mức thuế suất từ 0,7 – 6,3% ( nếu không đƣợc hƣởng chế độ GSP thì mặt hàng này phải chịu mức thuế suất MFN = 2 – 8%khi xuất khẩu vào EU). Do chính sách này áp dụng chung cho tất cả doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên không tạo lợi thế cho công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp thủy sản trong nƣớc. Tuy nhiên, đây là điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cá tra của công ty có lợi thế về giá để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trƣờng EU dễ dàng hơn so với các nƣớc khác nhƣ Thái Lan, Trung Quốc…

Ngoài ra, EU còn ban hành chống bán phá giá các sản phẩm nhập khẩu đƣợc bán tại đây. Mặc dù bản thân công ty không bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nhƣng có một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn vƣớng vào luật này, đều này tạo ra cái nhìn không tốt của các nhà NK EU đối với doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng ảnh hƣởng đến việc mở rộng thị trƣờng của công ty tại EU.

Bên cạnh thuế quan, EU còn quy định về luật chống bán phá giá, hạn ngạch…để kiểm soát tình hình NK. Ngoài ra, EU còn áp dụng rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu.Các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu, quy định của thị trƣờng EU cũng gây nhiều khó khăn cho việc XK của các DN XK cá tra Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.

39

Một số quy định chung về an toàn vệ sinh thực phẩm

Quy định (EC) 852/2004: Vệ sinh thực phẩm. Đƣa ra những quy tắc chungcho các chủ thể kinh doanh thực phẩm về vệ sinh thực phẩm, áp dụng đối với tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và xuất khẩu, chỉ rõ những yêu cầu về lƣu giữ sổ sách. Sản phẩm phải đảm bảo không có dƣ lƣợng các chất hóa học nhƣ Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchicine, Dapsone, Ronidazole, Green Malachite và các dẫn xuất của nó…thì mới đƣợc XK sang EU.

Quy định (EC) 2073/2005: Các tiêu chuẩn vi sinh đối với thực phẩm. Thực phẩm không đƣợc chứa một lƣợng vi sinh vật, độc tố của chúng hay dạng chuyển hóa của các vi sinh vật có khả năng gây rủi ro vƣợt mức cho phép đối với sức khỏe con ngƣời. Quy định đặt ra các tiêu chí đối với các sản phẩm thủy hải sản qua quá trình xử lý lên men (Enzyme) trong nƣớc muối, đƣợc sản xuất từ các loài cá thuộc họ Scombridae, Clupeidae, Engraulidae, Coryfenidae, Pomatomidae, Scombresosidae.

Quy định (EC) 1881/2006: Mức độ tối đa nhiễm độc thực phẩm. Quy định chỉ ra mức độ nhiễm độc tối đa đối với từng loại sản phẩm thủy hải sản. Tiêu biểu nhƣ kim loại nặng: chì-ca-mi-đi và thủy ngân; Đi-o-xin và PCP; Hy-đro- cac-bon thơm mạch vòng – PAHs…Sản phẩm XK của công ty phải không bị nhiễm, hoặc chỉ nhiễm ở mức độ cho phép các chất trên thì mới đƣợc EU chấp nhận.

Hƣớng dẫn 96/22/EEC: Các chất có thuộc tính hoóc-môn và chất thuộc tuyến giáp bao gồm cả B-antagonist. Việc lƣu thông trên thị trƣờng các sản phẩm thủy hải sản từ một khu vực nuôi trồng bị nhiễm các chất có chứa thyrostatic, oestrogenic, androgenic, hoặc gestagenic action và beta-agonists bị cấm ở EU.

Chỉ thị 96/23/EEC: các biện pháp giám sát các chất nhất định và dƣ lƣợng của chúng trong động vật sống. Các chất bị cấm dùng cho thủy hải sản bao gồm: xtinben, xtê-rô-ít…Thuốc bảo vệ động thực vật và các chất gây hại bị cấm trong các sản phẩm thủy hải sản là: các chất diệt khuẩn (bao gồm sun- phô-na-mít, quinolones, và) cacbamat/pyrethroids), hợp chất nguyên tố bao gồm PCBs, hợp chất phốt pho hữu cơ và các nguyên tố hóa học.

Đối với những quy định về an toàn thực phẩm nêu trên, công ty đã hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc thả nuôi, việc cho ăn và thu hoạch của cáchộ nuôi có liên kết nhằm đảm bảo nguồn cá nguyên liệu không nhiễm chất bị cấm. Sản phẩm của công ty hiện tại đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2004 về chất lƣợng sản phẩm.

40

Tuy nhiên vẫn phải cập nhật thƣờng xuyên các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định mới nhất của EU đối với sản phẩm cá tra NK để từ đó chế biến ra những sản phẩm phù hợp, tránh bị trả về khi bị hải quan kiểm tra.

Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận

Quyết định 95/328/EC quy định việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ các nƣớc thứ ba mà chƣa chịu bởi một quyết định riêng biệt nào khi ký gửi đƣa vào các nƣớc EU phải đƣợc chứng minh kiểm tra bởi cơ quan kiểm tra của nƣớc thứ ba và phải đƣợc chứng thực rằng điều kiện vệ sinh khi mua bán, sản xuất, chế biến, đóng gói là đủ điều kiện.

Chỉ thị 97/78/EC đƣợc đƣa ra nhằm tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc thứ ba tại cửa khẩu do các nƣớc thành viên EU tiến hành nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và ổn định, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Các sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc thứ ba đều phải đƣợc cấp giấy chứng nhận trƣớc khi đƣa vào lãnh thổ EU.

Quy định về giám sát

Các quy định về giám sát sản xuất và chế biến thuỷ sản đƣợc nêu trong quyết định 94/356/EEC. Nội dung của quyết định này là các công ty phải tổ chức giám sát hoạt động của mình phù hợp với quy định của HACCP. Công ty đã đƣợc cấp chứng nhận HACCP vào năm 2008. Hiện tại, sản phẩm của công ty vẫn tuân thủ tốt những quy định về giám sát của EU.

Các quy chế về môi trƣờng

Nếu 1 nhà sản xuất muốn chứng tỏ với đối tác kinh doanh là quy trình sản xuất thuỷ sản của mình đƣợc thực hiện theo cách thức phù hợp với việc bảo vệ môi trƣờng, thì nhà sản xuất đó phải tuân thủ các tiêu chuẩn đƣợc quy định và phải dán nhãn sinh học nhằm cho biết sản phẩm thuỷ sản của mình không tác động xấu đến môi trƣờng. Hiện nay có 2 loại tiêu chuẩn tổng quát mà các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản có thể lựa chọn để tuân thủ 1 cách tự nguyện là ISO 14001 và EMAS. Cả 2 tiêu chuẩn này đều dựa trên cơ sở loại tiêu chuẩn ISO 9000 về quản lý chất lƣợng. Công ty đã lựa chọn và tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng… cho thấy EU là thị trƣờng khiêm khắc và khó tính nhất hiện nay. Đây là mối đe doạ đối với công ty, nếu công ty không nghiên cứu kỹ, cập nhật thƣờng xuyên thông tin về thị trƣờng này và không đáp ứng đầy

41

đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề về chất luợng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trở ngại đối với công ty khi số luợng cá nguyên liệu nhiễm kháng sinh, hoá chất rất cao. Do đó đòi hỏi công ty phải kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để xãy ra bất cứ sai sót nào. Nếu ta không cẩn thận phạm sai lầm sẽ ảnh hƣởng đến uy tín, chất lƣợng của công ty.

Các quy định về đóng gói bao bì, dán nhãn

Bao bì đƣợc xem nhƣ 1 yếu tố cần thiết để khẳng định chất lƣợng của sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm đƣợc bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại các điểm bán lẻ khác.

Bên cạnh đó vấn đề vận chuyển, vấn đề về môi trƣờng cũng có vai trò đáng kể trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trƣờng việc tái sử dụng và tái sinh các chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi trƣờng phải hoàn toàn liên quan đến chất liệu bao bì. Bao bì nhựa đóng bên trong thùng carton phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Đối với các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp, thì các yêu cầu về kim loạivà thuỷ ngân phải đƣợc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định . Về vấn đè này Uỷ Ban Châu Âu đã có ban hành 1 danh sách các loại bao bì nhựa đƣợc sử dụng không gây hại.

Công ty muốn mở rộng thêm thị trƣờng các nƣớc thành viên của EU cũng cần biêt đến các quy định của EU về chất thải bao bì, để theo đó công ty có những biện pháp thực hiện mới để duy trì cũng nhƣ mở rộng mối quan hệ làm ăn lâu dài với EU. Quy định của EU đòi hỏi chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong 1 số chất liệu cho phép và có thể đƣợc tái sinh và tái sử dụng. Nếu công ty xuất khẩu không thực hiện đúng quy định nhƣ vậy thì nhà nhập khẩu EU sẽ mất thêm chi phí đóng gói lại, kết quả là nhà nhập khẩu không muốn tiếp tục mua hàng của công ty đó nữa. Vì chính sách môi trƣờng của EU luôn thay đổi với tốc độ rất nhanh nên công ty đƣợc khuyến cáo là yêu cầu nhà nhập khẩu kịp thời cung cấp đầy đủ các quy định về các luật lệ có liên quan đến vấn đề đóng gói sản phẩm thuỷ sản để có cơ sở thực hiện việc đóng gói hàng hoá cho đúng.

Tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc đóng gói

Có 1 kỹ thuật đóng gói sản phẩm thuỷ sản tƣơi sống đang nhanh chóng đƣợc phổ biến chủ yếu ở các nƣớc Bỉ và Đức là kỹ thuật “đóng gói theo phƣơng pháp thay đổi bầu khí quyển” (Modifide Atmosphere Packaging -

42

Map). Đây là kỹ thuật mới nhằm xử lý môi trƣờng xung quanh sản phẩm bằng một loại khí hoặc hỗn hợp khí để kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Khi kỹ thuật MAP đƣợc áp dụng 1 cách tối ƣu, nó sẽ đảm bảo thời hạn lƣu trữ hàng hoá kéo dài trong 7 ngày, nhiều hơn thời hạn bảo quản kỹ thuật trƣớc đây là 2 ngày.

Có 3 cách đóng gói sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU:

+ Đóng gói sản phẩm thuỷ sản để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng: có khối lƣợng tịnh từ 174 gr – 213 gr và 400 – 420 gr.

+ Đóng gói để bán sĩ: việc đóng gói cá đông lạnh tuỳ thuộc vào nhiều loại sản phẩm nhƣ sản phẩm chƣa chế biến đông lạnh, fillet hoặc sản phẩm có giá trị tăng thêm. Tuy nhiên nguyên tắc cơ bản của việc đóng gói là gồm 1 thùng carton bên trong có chứa bao nhựa bọc khối sản phẩm đông lạnh, bọc những lát cá xếp lên nhau hoặc bọc những sản phẩm khác. Các sản phẩm cá đóng hộp cần đƣợc thiết kế sao cho chúng đƣợc sắp xếp và vận chuyển trên những pallet, tránh bị hƣ hại. Mỗi thùng có khối lƣợng tịnh 2 kg.

+ Đóng gói sản phẩm thuỷ sản sử dụng trong công nghiệp chế biến: đóng gói cá fillet trên khay 1 kg.

Hiện tại, những sản phẩm XK sang EU của công ty là cá tra fillet, cá tra nguyên con và cá tra cắt khoanh. Trong đó, cá tra fillet và cá tra cắt khoanh đƣợc đóng góibằng 4 Băng chuyền IQF với công suất 1000 kg/ h; 6 Tủ đông tiếp xúc với công suất 50 tấn/ ngày; 4 Kho lạnh có công suất 500 tấn. Cá tra fillet đƣợc đóng gói với kích cỡ: 120-170, 170-220, 220 up tùy theo yêu cầu của nhà NK. Cá tra nguyên con đóng gói với kích cỡ: 800-1000gr. Trên bao bì sẽ ghi đầy đủ yêu cầu theo quy định của EU. Với dây chuyền sản xuất hiện tại công ty có thể đáp ứng đúng yêu cầu của nhà NK.

4.2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trưc tiếp

Đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Vĩnh Nguyên hầu hết là các DN XK thủy sản và cá tra trong nƣớc. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Hùng Vƣơng, Công ty Xuất NK An Giang… là những công ty XK cá Tra hàng đầu Việt Nam. Tính riêng Cần Thơ cũng có khoảng 20 DN thủy sản lớn nhƣ Công ty CP XNK Thuỷ sản Cần Thơ(CASEAMEX), CATACO, Nam Hải,… Các DN đều có hoạt động XK sang thị trƣờng EU, với quy mô sản xuất lớn, cơ cấu sản phẩm đa dạng, hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động XK. Trong số đó, những DN đƣợc xếp vào hàng rất mạnh mà công ty khó có thể cạnh tranh đƣợc là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty cổ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cátra sang eu của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)