4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.3.1 Kiến nghị đối với Môi trường vĩ mô
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động XNK nói riêng. Trong đó, quan trọng nhất là chính sách của Nhà nước cũng như hoạt động thanh toán quốc tế ở các ngân hàng thương mại tác động trực tiếp đến chi phí của DN. Sau đây là những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, ngân hàng cũng như tạo thuận lợi cho DN.
Đối với Nhà nước:
- Việt Nam ta gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng cường kí kết các hiệp ước đa phương, song phương, hướng tới việc thành lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN vào năm 2015 đã tạo môi trường thuận lợi để các DN trong nước dễ dàng tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động XNK với mức thuế suất tiến tới bằng 0.
- Những chính sách, chủ trương cũng như pháp luật về kinh tế cần phù hợp với thực trạng trên thị trường trong và ngoài nước. Cập nhật và tiếp thu nội dung trong các công ước, điều ước và các tập quán thương mại quốc tế và hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển khác nhằm đảm bảo việc hài hòa trong hệ thống pháp luật. Các quy định, thông tư cần chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.
- Chính phủ cải cách, tinh giảm các thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục XNK, phát huy tốt vai trò của hệ thống khai báo hải quan điện tử VNACCS/VCIS và quản lý hàng hóa XNK của cơ quan hải quan, cũng như nâng cao nghiệp vụ, thái độ của những nhân viên làm thuộc các cơ quan này để DN thuận lợi hơn, có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và chuyên tâm vào sản xuất.
- Cải thiện cán cân thương mại, đảm bảo mức dự trữ ngoại tệ hợp lý, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ngoại tệ trọng việc NK nguyên liệu, vật tư, thiết bị và hàng hóa của DN. Tăng cường các biện pháp quản lý ngoại hối, bình ổn tỷ giá hối đoái, chống thu gom tích trữ và chảy máu ngoại tệ.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá các mặt hàng Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Là cơ quan tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho DN về thị trường thế giới rộng lớn. Ngoài ra, vận động người dân ủng hộ sản phẩm VN, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam, dùng hàng Việt Nam” và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Những nhà lãnh đạo của các cơ quan chức năng chuyên quản lý hoạt động kinh tế, các hiệp hội của từng ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với DN, lắng nghe những thắc mắc, khó khăn mà DN đang gặp phải để có các biện pháp thay đổi và cải tiến.
Đối với ngân hàng thương mại:
- Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần đổi mới, cải cách hoạt động tổ chức, tăng cường khả năng tài chính và uy thế trên thị trường quốc tế. Mở rộng hệ thống đại lý trên nhiều quốc gia cũng như có mối quan hệ tốt với các ngân hàng quốc tế, điều này sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí giao dịch trong thanh toán.
- Nghiên cứu cải tiến quy trình thanh toán quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhằm đảm bảo thời gian thanh toán nhanh chóng và giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra. Tăng cường thêm các dịch vụ trợ giúp DN trong hoạt động tư vấn và đề ra các giải pháp về tài chính và thanh toán quốc tế.
- Xem xét, đánh giá kỹ lưỡng khả năng tài chính, đề án kinh doanh khả thi của DN nói chung và các DN có hoạt động kinh doanh XK nói riêng để tránh tình trạng nợ xấu xảy ra, tuy nhiên với những DN đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng thì tạo điều kiện thuận lợi để DN vay vốn cũng như thực hiện mức lãi suất ưu đãi, giảm tỷ lệ ký quỹ.