Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp bao bì bình tây thuộc công ty cổ phần DV SX XNK bình tây (Trang 64)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.2.2.Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing xuất khẩu

Như đã nói trên phần nhược điểm, điểm yếu của xí nghiệp hiện tại là chủ yếu có quan hệ mua bán với các khách hàng lâu năm là chính, vì vậy để tăng thêm nguồn thu từ các khách hàng hiện tại cũng như tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng mới, xí nghiệp cần phát huy được vai trò của hoạt động marketing. Trong hoạt động ngoại thương, vai trò của hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng và là tiền đề để xây dựng hiệu quả kinh doanh tốt. cụ thể là:

- Về cơ cấu tổ chức: hiện tại xí nghiệp chưa có bộ phận marketing, vì vậy mà xí nghiệp có thể xây dựng một phòng marketing riêng hoặc kết hợp thêm hoạt động marketing vào phòng KH-KD. Tuy nhiên, với tình hình tài chính không được thuận lợi như hiện nay, việc thành lập riêng một phòng chức năng là không khả thi, vì vậy mà giải pháp tốt nhất là tuyển dụng thêm một nhân viên chuyên về marketing thuộc phòng KH-KD. Tại đây, nhân viên này sẽ tập trung nghiên cứu tình hình, nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước, các DN trong nước cùng có hoạt động kinh

doanh XK bao bì và các đối thủ tại các thị trường nước ngoài. Từ đó cùng với nhân viên kinh doanh - với những kinh nghiệm trong hoạt động mua bán quốc tế lâu năm - có thể đề ra các chiến lược phù hợp nhằm xâm nhập thị trường một cách hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh.

- Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu là khâu đầu tiên của quá trình xuất khẩu hàng hoá, là khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Mục tiêu nghiên cứu là thực trạng hoạt động kinh doanh XK bao bì túi nhựa trên thị trường với các thông tin cần thu thập như kim ngạch NK túi nhựa tại thị trường nước ngoài, kim ngạch XK túi nhựa của VN và các quốc gia khác trên thị trường, các DN hoạt động lĩnh vực kinh doanh XK túi nhựa, các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh XK tại thị trường muốn hướng đến... Sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như: nghiên cứu tại bàn (lấy thông tin từ các dữ liệu nội bộ thu thập được từ những năm trước và dữ liệu bên ngoài từ sách báo, internet, các số liệu thống kê từ các cơ quan chuyên ngành) và nghiên cứu thực nghiệm (sau khi nghiên cứu tại bàn, xác định được thị trường các quốc gia tiềm năng, cử nhân viên đến quốc gia đó để nghiên cứu như quan sát và khảo sát khách hàng sử dụng sản phẩm túi nhựa và những người quản lý hoạt động thu mua túi nhựa để họ đánh giá, đưa ra ý kiến về các sản phẩm trên thị trường cũng như sản phẩm của xí nghiệp). Sau khi thu thập thông tin, nhân viên marketing sẽ tiến hành sàn lọc những thông tin không chính xác, phù hợp, mã hóa trên máy tính và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý thông tin. Cuối cùng là đưa ra nhận xét, đánh giá để có thể đưa ra phương hướng lập chiến lược marketing.

- Về mặt hàng XK: tăng cường phát triển các sản phẩm chủ lực, giảm dần tỷ trọng đối với các mặt hàng đang trong giai đoạn bão hòa thay vào đó là tiến hành nghiên cứu các sản phẩm mới sáng tạo và mới lạ hơn. Mặt hàng túi nhựa rất cần thiết trong đời sống, tuy nhiên không đơn thuần là những sản phẩm túi đơn giản, những sản phẩm có thiết kế đẹp, lạ mắt cũng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Túi nhựa, đặc biệt là túi nilon có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, vì vậy mà việc nghiên cứu chế tạo một sản phẩm bền chắc, thiết kế đẹp sẽ giúp người tiêu dùng có thể tái sử dụng được nhiều lần, phát triển thêm các sản phẩm túi nhựa thân thiện với môi trường cũng là một cách để xí nghiệp đa dạng hóa sản phẩm của mình kết hợp với việc góp phần bảo vệ môi trường,

tránh bị rào cản bởi các thuế về môi trường tác động. Nhân viên marketing có thể tìm kiếm những xu hướng trong thiết kế, màu sắc và mẫu mã của các sản phẩm túi nhựa khác trên thị trường, kết hợp với bộ phận thiết kế và kỹ thuật để có thể nghiên cứu và sáng tạo ra sản phẩm mới gây ấn tượng về kiểu dáng cũng như chất lượng tới khách hàng, đáp ứng những nhu cầu kỹ thuật tại quốc gia XK đến.

- Về chính sách giá XK: trong hoạt động mua bán, đặc biệt là mua bán quốc tế, giá cả là một yếu tố vô cùng nhạy cảm. Việc định giá không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tạo được sự chấp thuận trong đàm phán với khách hàng mà còn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về giá tại nước NK, đặc biệt là chính sách bán phá giá. Xí nghiệp nên lưu động trong việc lựa chọn chính sách định giá. Đối với những khách hàng lâu năm, xí nghiệp có thể giữ mức giá hiện tại hoặc tăng thêm một ít, nhưng cộng thêm đó là những chính sách chiết khấu nếu khách hàng mua với số lượng lớn. Còn đối với các khách hàng mới thì xí nghiệp nên áp dụng mức giá thấp hơn, xí nghiệp chấp nhận mức lợi nhuận đạt được ít tuy nhiên vẫn đảm bảo trang trải đủ chi phí bỏ ra và chấp hành đúng yêu cầu của nước NK về chính sách chống bán phá giá. Luôn đề phòng và chuẩn bị ứng phó với những vụ kiện phá giá có thể xảy đến, xí nghiệp phải có sẵn quỹ dự phòng vì các chi phí để giải quyết vụ kiện này rất cao. Chính vì thế phải luôn nắm rõ quy định, luật lệ của tại các quốc gia đang mà muốn XK đến để tránh các rủi ro xảy ra. Nhờ các chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có các biện pháp giải quyết.

- Về chính sách phân phối - thị trường XK: một mặt củng cố và ổn định đối với các thị trường hiện tại, tăng cường hoạt động mua bán cũng như tạo sự hài lòng cho khách hàng, một mặt tìm cách tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường lớn tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Nhằm tránh sự áp đặt, yêu sách từ các thị trường chủ yếu như châu Âu, cũng như thị trường không ổn định của châu Phi, xí nghiệp nên dành nhiều thời gian cho việc nhiên cứu các thị trường mới tại các nước có nền kinh tế năng động như châu Á, tạo mạng lưới phân phối rộng khắp không chỉ mang lại doanh thu cho xí nghiệp mà còn làm cho rủi ro của xí nghiệp được giảm thiểu. Việc Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác với nhiều quốc

gia là cơ hội tốt cho xí nghiệp, nắm bắt được làn sóng đó để mở rộng thêm quy mô kinh doanh của mình. Lúc này, các DN bao bì trong nước có thể hợp tác với nhau để cùng nghiên cứu, tìm các giải pháp để thâm nhập vào thị trường nước ngoài, không những đem lại kết quả cao cho DN cũng như tạo dựng cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp nhựa nói riêng, tăng thêm vị thế của DN và Việt Nam trên thế giới.

- Về chính sách chiêu thị: lúc này, nhân viên marketing sẽ tiến hành biên tập nội dung các bài viết giới thiệu về xí nghiệp, sản lượng - kim ngạch XK các năm trước, năng lực sản xuất của xí nghiệp, tên của các khách hàng đã ký kết hợp đồng cũng với những hình ảnh về sản phẩm của mình và in thành cuốn catalogue. Cuốn catalogue này có thể dùng để gửi đến những khách hàng tiềm năng mà xí nghiệp muốn hướng đến và được đặt tại các hội chợ, triển lãm của ngành. Hằng năm, định kỳ tham gia các hội chợ triển lãm về ngành nhựa trong và ngoài nước như: Triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp Nhựa và Cao su tại Việt Nam, Hội chợ triển lãm Nhựa - Bao bì - Cao su - Plastic Việt Nam, Triển lãm quốc tế ngành Nhựa “NPE” tại Hoa Kỳ và các triển lãm của Đại sứ quán VN tại nước ngoài... Tuy nhiên để đăng ký gian hàng tại các triển lãm này có chi phí rất cao, vì xí nghiệp là thành viên của Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPAS) nên được ưu đãi khi tham gia gian hàng hội chợ trong nước do VPAS tổ chức, còn các hội chợ tại nước ngoài thì xí nghiệp có thể liên lạc với Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM để biết thêm thông tin và dễ dàng hơn trong việc xin cấp phép ra nước ngoài, liên kết với các DN khác trong hiệp hội để cùng tham gia. Tại đây, không những quảng cáo thông qua catalogue hay sản phẩm mẫu mà còn phải qua lời tư vấn thuyết phục của nhân viên xí nghiệp. Tiếp đến, xí nghiệp nên đẩy mạnh phát huy vai trò của thương mại điện tử, hiện xí nghiệp đang có một trang web của riêng mình với ngôn ngữ chính là tiếng Anh xong nội dung lại khá sơ sài, các hình ảnh và thông tin cung cấp còn ít, vì vậy mà cần đầu tư cho khâu nội dung lẫn hình thức nhiều hơn. Cuối cùng là tăng cường công tác bán hàng, thường xuyên áp dụng các hoạt động chăm sóc khách hàng, chiết khấu và tặng kèm nhằm giữ chân khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp bao bì bình tây thuộc công ty cổ phần DV SX XNK bình tây (Trang 64)