3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ngừa rủi ro biến động giá cà phê
Giao dịch giao sau cà phê đã được triển khai thực hiện thí điểm trong một năm giao dịch cà phê kỳ hạn, kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2011. Sau 1 năm hoạt động, Trung tâm đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần giúp người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nhà đầu tư tài chính từng bước làm quen với hoạt động mua bán cà phê qua Sở giao dịch. Ngoài ra, giao dịch giao sau cà phê tại BCEC còn có nhiều lợi ích. Dựa vào những lý do trên tác giả khẳng định hợp đồng giao sau cà phê là một giải pháp hiệu quả và được tác giả lựa chọn là công cụ đầu tiên để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại BMT. Như vậy muốn sử dụng hiệu quả hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê cần phải có những giải pháp để khắc phục những tồn tại của thị trường. Tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
a. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột
Thứ nhất, thành lập công ty cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch cà phê BMT
Xuất phát BCEC là một đơn vị sự nghiệp có thu đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Việc thành lập công ty cổ phần sẽ giúp đơn vị tự chủ về kinh tế, đặc biệt là phần tự quyết về các quyết định trong giao dịch hàng hóa để nắm bắt thời cơ trong kinh
doanh. Vì vậy cần phải xem xét thay đổi, hướng hoạt động của Trung tâm theo mô hình Sở Giao dịch hàng hóa quy định tại Nghị định số158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng
12 năm 2006 của Chính phủquy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Tờ trình số
78/UBND-TCTM ngày 05 tháng 01 năm 2012 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 158.
60
Thứ hai, nhanh chóng thay đổi mô hình hoạt động của BCEC theo hướng hợp tác, kết nối với các Sở giao dịch hàng hóa khu vực và trên thế giới.
Vào ngày 16/09/2014 Văn phòng Chính phủ cũng có công văn số 7161/VPCP-KTTH về việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 58/2006/NĐ-CP, theo đó
mô hình hoạt động của BCEC sẽ hoạt động theo hướng hợp tác, kết nối với các Sở
giao dịch hàng hóa khu vực và trên thế giới. BCEC nhanh chóng hoàn thiện đề án kết nối hàng hóa với sàn giao dịch quốc tế. Sàn giao dịch hàng hóa trong tương lai sẽ liên kết với sàn LIFFE (Anh) hoặc ICE (Mỹ) về lĩnh vực cà phê, ca cao… Theo đó, các
nhà thu mua cà phê sẽ kết nối mua, bán trực tiếp qua sàn giao dịch BCEC trực tiếp tại
sàn, điện thoại hoặc trực tuyến thay vì qua đầu mối trung gian như cách thức giao dịch hiện nay. Và đây cũng là một trong những giải pháp giúp tăng mức thanh khoản cho sàn giao dịch và góp phần thu hút các DN kinh doanh cà phê, các nhà đầu tư đến với sàn.
Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống kho bãi, tăng cường sự hợp tác với các công ty giao nhận, kiểm định hàng hóa.
Giải pháp hoàn thiện hệ thống kho bãi giúp giảm chi phí vận chuyển cà phê đến kho chứa cà phê giúp tăng thanh khoản cho BCEC. Ngoài ra BCEC nên thực hiện biện
pháp đấu thầu công khai để lựa chọn công ty giao nhận để đảm bảo lựa chọn được những công ty giao nhận có năng lực hoạt động làm việc trong các điều kiện đã được ký kết trong hợp đồng.
b. Nâng cao nhận thức và năng lực của nguồn nhân lực tham gia vào thị trường giao sau cà phê
Tham gia vào thị trường giao sau các DN kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê cần phải được trang bị những kiến thức về thị trường giao sau để không bị thua thiệt do không nắm được nghiệp vụ. Khi hiểu biết hạn chế về luật chơi của thị trường giao sau thì các DN và nông dân trồng cà phê lung túng, bị động và bị thua thiệt. Như vậy các DN kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê cần phải nắm vững những quy
định, quy tắc, … của thị trường giao sau cà phê để chủ động ứng phó khi giá cà phê biến động.
Ngoài ra cần nâng cao sự nhận thức về lợi ích của hợp đồng giao sau cà phê trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm hay
61
Từ phía mỗi DN kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê phải thay đổi cách nhận thức và tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác các đặc điểm của hợp đồng giao sau, học hỏi và đúc kết cho mình những kinh nghiệm trên sàn giao dịch, cần phải trang bị
các kiến thức về phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để có phương án chốt hàng thực một các tối ưu nhất, tránh được việc phải bán giá quá thấp hoặc phải mua với giá quá cao. Riêng với đối tượng người nông dân trồng cà phê không có khảnăng tiếp thu
các phương pháp phân tích kỹ thuật và cơ bản có thể nhờ đến các trung tâm dự báo giá. Tuy nhiên cần phải đảm bảo sự hoạt động của các trung tâm dự báo giá chuyên nghiệp, minh bạc và an toàn.
c. Nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê
Đối với các DN cà phê nhỏ do tiềm lực tài chính không đủ mạnh nên khi giá biến động bất lợi trong thời gian dài thường không theo được nên dẫn đến lợi ích bị triệt tiêu. Do
đó các DN cà phê cần có sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong chính sách cho vay khi tham gia thị trường giao sau và với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó
các doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, quan hệ
tín dụng, tình hình sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ để tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản.
Đối với người nông dân trồng cà phê bị hạn chế về vốn, thường phải ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng với tài sản thế chấp là sản lượng cà phê, vì vậy không chủđộng được về nguồn hàng khi tham gia giao dịch qua BCEC. Do đó để hoạt động giao dịch giao sau qua BCEC phát triển cần có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng và các tổ chức tài chính trong chính sách cho vay và lãi suất khi tham gia thị trường giao sau.
d. Thành lập các trung tâm tư vấn về pháp luật liên quan đến thị trường giao sau
Các trung tâm này có vai trò giúp những DN kinh doanh cà phê, nông dân trồng cà phê tham gia trên thị trường giao sau hiểu biết về pháp luật và thực hiện kinh doanh giao sau cà phê trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Vì hiện nay khung pháp lý để cho sàn giao dịch hàng hóa đối với mặc hàng cà phê, các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau cà phê nói riêng, cũng như khung pháp lý đối với các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ.
62
Thành lập các tổ chức thu thập thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh cà phê một cách đầy đủ và thống nhất. Điều này giúp các DN kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê có thể những quyết định hiệu quả khi tham gia vào giao dịch giao sau cà phê trên BCEC.
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê