Tưởng của mô hình

Một phần của tài liệu kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn buôn mê thuột (Trang 60)

Người nông dân và DN kinh doanh cà phê đều mong muốn cà phê của họ nắm giữ sẽ bán được với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, người nông dân và người kinh doanh cà

phê cũng cần phải hiểu rõ mức độ rủi ro khi nắm giữ sản phẩm cà phê. Nhiều mô hình nghiên cứu đã nỗ lực ước lượng giá của một số sản phẩm (có thể là sản phẩm tài chính hoặc sản phẩm nông sản) và ứng với mỗi mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khi nắm giữ các sản phẩm này đều bao hàm yếu tố rủi ro hệ thống và phi hệ thống. Với thực tiễn đó,

các mô hình kinh tếlượng đòi hỏi phải có khả năng dự báo được mức giao động của các chuỗi dữ liệu về giá này theo thời gian. Các mô hình dự báo như vậy thuộc họ các mô hình ARCH.

Phân tích kinh tế lượng cổ điển đều giả định phương sai của sai số là không đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các chuỗi dữ liệu về giá theo thời gian thường có xu hướng dao

động cao vào một sốgiai đoạn theo sau một sốgiai đoạn ít biến động (do ảnh hưởng ít nhiều của việc được mùa, mất mùa, sự ép giá của thương lái,…), cho nên giả định

phương sai không đổi khó có thể phù hợp với các chuỗi dữ liệu thời gian. Mô hình ARCH do Engle phát triển năm 1982 cho rằng, phương sai của các số hạng nhiễu tại thời điểm t phụ thuộc vào các số hạng nhiễu bình phương thời kỳ trước đó. Đến năm 1986, Bollerslev đã đề xuất mô hình GARCH trên cơ sở đưa thêm các biến trễ của

phương sai có điều kiện vào phương trình phương sai theo dạng tự hồi quy nhằm khắc phục hiện tượng có quá nhiều độ trễ trong mô hình ARCH.

Một phần của tài liệu kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn buôn mê thuột (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)