Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn buôn mê thuột (Trang 25)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các công cụtài chính để phòng ngừa rủi ro biến

động giá cà phê ở các quốc gia: Brazil, Colombia, Ấn Độ, Mêxicô, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm để áp dụng ở Việt Nam như sau:

17

Thứ nhất, sử dụng các công cụphái sinh như sử dụng hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn,… trong ký kết hợp đồng bán cà phê trên thị trường NYSE Liffe để bảo hiểm rủi ro biến động giá cho nông dân trồng cà phê và DN kinh doanh cà phê. Tuy nhiên,

trực tiếp tham gia vào các thị trường giao sau tại các nước phát triển của nông dân trồng cà phê các nước đang phát triển hầu như là không thể. Nông dân sẽ cần hoặc là sàn giao dịch địa phương, hoặc là trung gian trong nước – tổ chức có quy mô và hiểu biết nhằm mở tài khoản giao dịch với môi giới hoặc ngân hàng tại các nước phát triển.

Nhằm giúp nông dân, DN khắc phục rủi ro về giá, ổn định sản xuất, phù hợp với “luật chơi” của thế giới, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Thứ hai, cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giới thiệu loại công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động giá đến người nông dân và các doanh nghiệp trồng cà phê.

Thứ ba, cần phải thiết lập các tiêu chuẩn và quy định rõ ràng phù hợp cho từng thị trườngcông cụ phái sinh.

Thứ tư, không có giải pháp quản lý rủi ro nào “một cho tất cả”. Thậm chí trong một nhóm nông dân, họ thích có được một loạt các giải pháp và tự mình sẽ lựa chọn một hay nhiều giải pháp trong số đó. Khái niệm rủi ro và sự sẵn sàng thanh toán, hoặc từ bỏ một phần tiềm năng lợi nhuận khi giá tăng lên trong tương lai, quản lý rủi ro sẽ khác biệt giữa người nông dân này với người nông dân kia. Những kế hoạch được gọi là tốt khi mà chúng mang đến những lựa chọn như vậy.

18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI BUÔN MÊ THUỘT 2.1. Thực trạng sản xuất cà phê tại Buôn Mê Thuột

Bảng 2.1: Tăng trưởng diện tích và sản lượng cà phê tại BMT

giai đoạn 2010 - 2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 -2010 Chênh lệch 2012 -2011 Chênh lệch 2013 -2012 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối diện tích (ha) 15.568 15.571 16.487 16.906 3 0,02% 916 5,88% 419 2,54% sản lượng (tấn) 26.437 31.831 26.887 28.192 5.394 20,40% (4.943) - 15,53% 1.305 4,85%

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013 diện tích trồng cà phê của tỉnh có xu hướng

tăng qua các năm. Năm 2011 diện tích trồng cà phê tại BMT tăng không đáng kể, cụ

thể tăng khoảng 3 ha. Năm 2012 diện tích trồng cà phê tăng vượt bậc, cụ thể tăng

khoảng 916 ha so với năm 2011. Diện tích trồng cà phê năm 2013 tiếp tục tăng khoảng 419 ha so với năm 2012.

Mặc dù diện tích trồng cà phê liên tục tăng qua các năm nhưng sản lượng cà phê lại có những biến động thất thường. Năm 2011, mặc dù diện tích trồng cà phê tăng không đáng kể so với năm 2010 nhưng sản lượng lại tăng vượt trội, cụ thể tăng 5.394 tấn so với năm 2010. Năm 2012, mặc dù diện tích trồng cà phê tăng vươt bậc so với năm

2011 thì sản lượng cà phê lại giảm mạnh so với năm 2011, cụ thể giảm đến 4.943 tấn.

Năm 2013 sản lượng 28.192 tấn, tăng 1.305 tấn so với năm 2012. Nhưng vẫn thấp hơn

so với sản lượng cà phê năm 2011.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy một thực trạng sản xuất cà phê tại BMT sản lượng cà phê của BMT biến động không cùng chiều với diện tích trồng cà phê. Hay nói cách

khác năng suất sản xuất cà phê tại BMT không ổn định, biến động lớn qua các năm và

19

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk

Hình 2.1: Diện tích và sản lượng cà phê tại BMT giai đoạn 2010 – 2013

2.2. Thực trạng rủi ro biến động giá cà phê tại Buôn Mê Thuột

Nguồn: Tổng hợp của tác giả về giá cà phê nhân xô tại thành phố BMT

Hình 2.2: Diễn biến giá cà phê tại BMT giai đoạn 2010-2013

Cây cà phê được coi là nông sản chủ lực trong phát triển kinh tế của cảnước nói chung và của BMT nói riêng. Hiện cả nước có khoảng 580 nghìn ha cà phê, trong đó hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

90% diện tích và sản lượng được trồng và thu hoạch ở năm tỉnh Tây Nguyên: Ðắk Lắk, Lâm Ðồng, Gia Lai, Kon Tum và Ðắk Nông. Diện tích trồng cà phê của BMT

năm 2013 đạt 16.905 ha và sản lượng đạt hơn 28.192 tấn cà phê nhân. Cà phê được trồng ở các huyện và thành phố BMT, nhưng tập trung chủ yếu ở Ea Kao, Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Lợi, Cư Ebut, và một số huyện khác: Cư Mgar, Krong

15568,0 15571,0 16487,0 16906,0

26437,0

31831,0

26887,0 28192,0

2010 2011 2012 2013

diện tích (ha) sản lượng (tấn)

Giá cà phê - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 04- 01- 10 04- 04- 10 04- 07- 10 04- 10- 10 04- 01- 11 04- 04- 11 04- 07- 11 04- 10- 11 04- 01- 12 04- 04- 12 04- 07- 12 04- 10- 12 04- 01- 13 04- 04- 13 04- 07- 13 04- 10- 13 Ngày V ND/ Kg Giá cà phê

20

Ana. Diện tích trồng cà phê ở các huyện và BMT nhìn chung đều tăng qua các năm,

cho thấy cây cà phê sau nhiều năm đưa vào trồng trọt đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân và cây cà phê ngày càng khẳng định vị trí chủ lực của mình trong các loại cây trồng lâu năm.

Có thể nói cây cà phê đã góp phần quan trong trọng giải quyết công ăn việc làm và

tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đăk Lăk nói chung và Thành phố BMT nói riêng, thì vấn đề mà các chủ thể liên quan đến cây cà phê quan tâm đến chính là sự biến động của giá cà phê bán ra.

Trong giai đoạn đầu năm 2010, giá cà phê vối nhân xô tại BMT cũng đạt giá rất thấp ở mức khoảng dưới 23.000 đồng/kg vào tháng 2/2010. Thế nhưng, thị trường đã hồi phục nhanh chóng nhờ thông tin Chính phủ sẽ cho mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê của nông dân nhằm hỗ trợ họ trong bối cảnh giá trên thị trường sụt giảm.

Năm 2011, thị trường cà phê diễn ra với nhiều biến động mạnh. Trong 9 tháng đầu năm, 51Tgiá cà phê51Tbiến động chủ yếu ở xu hướng tăng, đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 tới 40%. Nguyên nhân là do nỗi lo nguồn cung eo hẹp trong khi nhu cầu không ngừng tăng. Nhưng kể từ tháng 10, sức ép nợ công Châu Âu và nguồn cung không eo hẹp nghiêm trọng như dự báo đã khiến cho giá cà phê rơi vào tình trạng u ám và lao dốc liên tục.

Bước sang năm 2012, tình hình cũng không khả quan hơn khi giá cà phê tiếp tục giảm

dưới mức 40.000 đồng/kg trong quý 1, đến cuối quý 2 và quý 3 giá cà phê đã tăng lên

xoay quanh gần 42.000đ/kg, sang đến quý 4 thì giá cà phê lại giảm còn khoảng gần

38.000 đồng/kg.

Đầu năm 2013, giá cà phê trong quý 1 đã tăng so cuối năm 2012, giá dao động quanh mức khoảng 42.000 đồng/kg, sang đến quý 2, giá cà phê sụt giảm nhẹ so quý 1, đến cuối quý 2, giá cà phê đã giảm mạnh dao động quanh mức 37.000 đồng/kg. Giá cà phê tiếp tục giảm trong quý 3 ở mức dưới 36.000đ/kg, giữa tháng 11/2013, giá chỉ còn

dưới 30.000 đồng/kg, sau đó có tăng lên nhưng vẫn thấp so với quý 3, giá lúc này chỉ còn dưới 34.000 đồng/kg. Có thể nói giá cà phê biến động lên xuống thất thường gây rất nhiều rủi ro, nhất là nông dân và các DN kinh doanh cà phê trên địa bàn BMT.

Như vậy, vấn đề“được mùa, mất giá, và giá bán ra” luôn là vấn đề người trồng cà phê lo lắng và phải gánh chịu hậu quả. Tại BMT, người dân buộc phải bán cà phê để trả

21

nợ, hầu hết các hộ trồng cà phê trên địa bàn không có sẵn nguồn vốn. Để đầu tư, hầu hết đều phải vay vốn ngân hàng hoặc mua chịu phân bón giá cao từ đại lý nên không thể trữ hàng chờ giá lên.

Giá cà phê giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian dẫn đến việc người dân phải bán với giá thấp hơn nhiều so với thực tế.

Thêm vào đó, kinh tế trong nước đang còn trong tình trạng suy thoái cũng làm sức mua cà phê giảm mạnh khiến giá rớt sâu.

Bên cạnh đó, giá cà phê trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất thường. Các

DN kinh doanh cà phê gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay ưu đãi nên lượng cà phê xuất khẩu hạn chế, chủ yếu là kinh doanh trong nước, từ đó cũng góp phần làm giảm giá cà phê.

Khi giá cà phê giảm, các chủ thể liên quan sẽ bị những tác động nhất định. Đặc biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với người trồng cà phê, do giá cà phê xuống thấp, họ sẽ tích trữ hàng, chờgiá tăng

nên gặp nhiều khó khăn khi tái đầu tư cho vườn cây. Chỉ sốít gia đình có kinh tế khá,

tích góp được từ những năm trước thì có vốn đểtái đầu tư cho niên vụ sau. Cây cà phê sau khi kết thúc vụ thu hoạch cần phải bón phân kết hợp tỉa cành tạo tán và sửa bồn. Việc thiếu vốn làm cho nhiều hộ dân phải đợi đến mùa mưa mới bón phân. Việc không

tái đầu tư đúng thời vụ, lịch chăm sóc đồng nghĩa với việc năng suất cà phê niên vụ

tiếp theo sẽ giảm và vườn cây mau bị già cỗi. Đó là lý do giải thích cho thực trạng năm trước được mua nhưng mất giá, đến năm sau mất mùa nhưng được giá.

2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Buôn Mê Thuột

Các công cụ sản phẩm phái sinh tuy rất mới ở Việt Nam nhưng đã được các quốc gia trên thế giới sử dụng từlâu để phòng ngừa rủi ro biến động giá cả. Có nhiều sản phẩm

phái sinh khác nhau như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai. Nhằm đánh giá thực trạng sự dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tạo BMT tác giảđã thực hiện cuộc khảo sát với 250 phiếu khảo sát tại thành phố BMT. Kết quả cho thấyP1F

2

P

với các nông hộ sản xuất cà phê

được khảo sát, không có hộ nào biết đến các loại sản phẩm phái sinh này. Thực trạng trên xuất phát từ nhận thức và mức độ hiểu biết của người dân về các loại sản phẩm

2 Xem phụ lục 1 “ Phiếu khảo sát đánh giá các yếu tốtác động đến sự biến động về giá cà phê và thực trạng sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro về giá cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột”

22

này. Riêng đối với DN kinh doanh cà phê 70% DN biết đến các công cụ phái sinh.

Trong đó, mức độ am hiểu của các DN về hợp đồng kỳ hạn cao nhất chiếm tỷ trọng 65,45%, kế tiếp là hợp đồng tương lai chiếm tỷ trọng 50,56%, hợp đồng quyền chọn chiếm tỷ trọng 38,07%, còn hợp đồng hoán đổi chỉ chiếm tỷ trọng 0,48% xếp vị trí cuối cùng (Hình 3.3). Điều này cho thấy mức độ hiểu biết và nhận thức về các công cụ

tài chính này của DN còn rất hạn chế.

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Hình 2.3: Mức độ am hiểu các công cụ phái sinh của DN kinh doanh cà phê

trên địa bàn BMT

Trong số các DN biết về sản phẩm phái sinh khi được hỏi: “DN của Ông/Bà đã sử

dụng những công cụphái sinh nào để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê?”, 100% DN đều trả lời không sử dụng công cụ phái sinh nào để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.

Thực tế, giao dịch giao sau cà phê đã được triển khai thực hiện thí điểm kể từ ngày 11

tháng 3 năm 2011. Sau 2 năm thí điểm, mặc dù giao dịch giao sau cà phê tại BCEC có nhiều lợi ích như:

- Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh trong nước xác lập, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động giá cả bên ngoài.

- Sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch.

065% 051% 038% 000% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060% 070%

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau Hợp đồng quyền

23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các giao dịch đơn giản và dễ sử dụng vì được thực hiện giao dịch bằng tiền Đồng Việt Nam và ngôn ngữ của hệ thống là tiếng Việt.

- Thủ tục và việc giao, nhận hàng hóa sẽ đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện tại hệ thống kho của BCEC (thủ tục kho bãi, kiểm định chất lượng mẫu, lưu kho, rút hàng ra khỏi kho,...).

- Hệ thống chế tài tuân thủ luật pháp Việt Nam dễ hiểu cho nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam.

- Tất cả các giao dịch đều được thể hiện bằng tiếng Việt, thuận tiện cho các nhà

đầu tư kinh doanh tham gia.

- Cà phê giao đến kho, được cấp chứng thư gửi kho và sẵn sàng giao dịch ngay

trong ngày.

- Không gặp khó khăn về vấn đề hải quan. Cà phê được lưu kho tại BCEC và người Mua sẽ lo mọi thủ tục xuất khẩu như thường lệ.

- Cà phê chưa giao dịch có thể mang ra khỏi kho của BCEC và bán trên thị trường truyền thống.

Nhưng sau 2 năm thí điểm công cụ giao sau cà phê qua BCEC vẫn không đạt kết quả như mong đợi xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ BCEC:

- Do hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam còn rất mới mẻ, là một trong những đơn vị đầu tiên đi vào hoạt động nên BCEC phải tự tìm hiểu cách thức tổ chức, xây dựng các quy định, quy chế, đầu tư hạ

tầng công nghệ… vì vậy công tác phát triển thị trường còn nhiều hạn chế trong

giai đoạn đầu đi vào hoạt động.

- Mặc dù BCEC đã ký hợp đồng thuê kho bãi cũng như hợp tác với các công ty giao nhận, kiểm định hàng hóa, tuy nhiên quá trình này vẫn gặp phải những khó

khăn nhất định. Việc đáp ứng các nhu cầu giao nhận hàng hóa vật chất còn hạn chế.

Nguyên nhân từ người trồng cà phê, DN kinh doanh cà phê và các nhà đầu tư tài chính:

- Các DN kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê bị hạn chế về vốn, thường phải ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng với tài sản thế chấp là sản lượng cà

24

phê, vì vậy không chủ động được về nguồn hàng khi tham gia giao dịch qua BCEC

- Các nhà đầu tư tài chính chưa thực sự quan tâm đến hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, tìm hiểu thị trường, nhà

đầu tư có tiềm lực tài chính thường chủđộng tìm đến những kênh đầu tư có tính ổn định và bảo toàn, do đó tính thanh khoản trên thị trường hàng hóa tương lai

Một phần của tài liệu kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn buôn mê thuột (Trang 25)