Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là hợp đồng giữa hai bên (người mua và người bán) để mua hoặc bán tài sản cơ sở vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Được người nông dân trồng cà phê và DN cà phê sử dụng phổ biến thông qua các hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn giá cố đinh (price-fixed forward contracts), hợp đồng kỳ hạn giá tối thiểu (minimum-price forward contracts), hợp đồng kỳ hạn giá tham khảo (reference-price forward contracts), hợp đồng kỳ hạn chốt giá
sau (price-to-be-fixed contracts)… Trong đó, hợp đồng kỳ hạn giá cố định thể hiện rõ
ràng nhất các đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn giá cố định hai bên (người mua và người bán) có thể sẽ đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán của bên còn lại và trong trường hợp giá cà phê biến động ngược với dự đoán thì người sử dụng hợp đồng bị mất một khoảng lợi nhuận, nên từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20 đến nay các doanh nghiệp cà phê ít áp dụng hợp đồng kỳ hạn giá cố định mà chủ yếu sử dụng hợp đồng kỳ hạn chốt giá sau để giảm thiểu lợi nhuận mất đi khi giá cà phê tăng. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn chốt giá sau vẫn không thực sự hiệu quả bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sử dụng hợp đồng kỳ hạn chốt giá sau, hai bên (người mua và người bán) vẫn phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán của bên còn lại.
Thứ hai, các doanh nghiệp cà phê phần lớn không đủ vốn mua hàng để tồn trữ nên họ thường thực hiện sai phương thức này dẫn đến thua lỗ. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn thường mua hàng trước để dự trữ trong kho và theo dõi giá kỳ hạn, thực hiện “chốt giá” khi giá tăng, có lời. Tuy nhiên, các DN cà phê không đủ tiềm lực kinh tế và ngân hàng không cho vay trên hợp đồng chưa có giá cụ thể nên các doanh nghiệp này khi sắp đến ngày giao hàng tiến hành “chốt giá” để vay tiền ngân hàng mua hàng. Trong trường hợp này nếu giá cà phê nhân xuất khẩu trên nội địa thấp hơn giá trên hợp đồng thì doanh nghiệp có lời còn ngược lại thì thua lỗ. Tuy nhiên,
66
trong thực tế khi doanh nghiệp thực hiện mua vào để giao hàng thì giá cà phê nhân xuất khẩu trên thị trường nội địa có xu hướng tăng làm doanh nghiệp bị thua lỗ.
Như vậy để hợp đồng kỳ hạn thật sự trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro biến động
giá cà phê hiệu quả cần có giải pháp để khác phục những tồn tại trên.
a. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về hợp đồng kỳ hạn
Các DN kinh doanh cà phê cần phải có kiến thức về hợp đồng kỳ hạn để sử dụng hợp đồng kỳ hạn một cách hiệu quả, thực tế phòng ngừa được rủi ro biến động giá, tránh bị thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế.
b. Nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê
Các DN kinh doanh cà phê phần lớn năng lực tài chính hạn chế, tiềm lực tài chính không đủ mạnh nên thường bị thiệt khi giá biến động bất lợi trong một thời gian dài, không đủ tiền mua hàng tồn trữ nên thường thực hiện sai phương thức phòng ngừa rủi ro của hợp đồng kỳ hạn. Do vậy lợi ích đem lại đã bị triệt tiêu. DN cần có sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong chính sách cho vay để cũng cố khả năng tài chính. Bên cạnh đó, các DN kinh doanh cà phê thường xuyên phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng, tình hình sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ để tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản.
3.2.2. Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động yếu tố chất lượng cà phê khi thu hoạch chưa cao, chưa phù hợp với những tiêu chuẩn của thịtrường quốc tế