Tìm hiểu về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tân bình (Trang 32)

v. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1.1Tìm hiểu về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo công văn 244/TTg – ĐMDN ngày 21 tháng 2 năm 2011,Thủ tướng chính Phủ đã phê duyệt với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt.

Ngày 1 tháng 7 năm 2011, VietNamPost đã hoàn thành việc chuyển giao giá trị tài sản và công nợ của VPSC cho Ngân hàng TMCP Liên Việt. Ngân hàng đã được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 1633/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2011 về việc chính thức đổi tên Ngân hàng TMCP Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBanh là Công ty Cổ Phần Him Lam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng Không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited,…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Đại Hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Ủy ban chiến lược, KD, CN và Đối ngoại

Ủy ban nhân sự, tín dụng, quản lý chi phí

Ủy ban ALCO, pháp chế, QLRR,PCRT Ban Tổng GĐ Mảng kinh doanh Mảng tham mưu Mảng hổ trợ Mảng kiểm soát Các khối nghiệp vụ Các Khối nghiệp vụ Các Khối nghiệp vụ Các khối nghiệp vụ

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất. Ngân hàng hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Ngân hàng, có trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giảm đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Ngân hàng. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Ngân hàng.

Ủy ban chiến lược, công nghệ, kinh doanh và đối ngoại: Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghiên cứu chiến lược để tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định, xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, công nghệ phát sinh của Ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu và trình HĐQT thông qua chiến lược và chính sách kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Ủy ban nhân sự, tín dụng và quản lý chi phí: Tham mưu cho HĐQT các vấn đề về nhân sự, thay mặt HĐQT quản lý toàn diện các chi phí (bao gồm thẩm định, kiểm tra, giám sát, đánh giá) nhằm đảm bảo chi tiêu hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu, thẩm định và tham mưu đề xuất cho HĐQT về định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Ủy ban ALCO, Pháp chế, quản lý rủi ro và phồng chống rửa tiền: Thông qua và trình HĐQT các vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý tài sản nợ - có, các chính sách, quy trình quản lý rủi ro nhằm xây dựng hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khối nghiệp vụ: có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Khối trên toàn hệ thống thông qua các Phòng Hội sở chính thuộc Khối nghiệp vụ.

2.1.1.3 Nghành nghề kinh doanh và các sản phẩm chính

Nghành nghề kinh doanh:

- Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy định. - Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức như cho vay,

chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng theo quy định.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh thành lập công ty trực thuộc; kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cả nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; tư vấn tài chính, tiền tệ; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Các sản phẩm chủ yếu:

- Về mảng Khách hàng cá nhân:  Tài khoản thanh toán

 Các sản phẩm tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm không kỳ hạn…

 Các sản phẩm tín dụng như : cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay mua nhà đất thế chấp bằng nhà đất hình thành từ vốn vay, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay mua ô tô…

 Các sản phẩm thanh toán và kiều hối: dịch vụ chuyển tiền quốc tế western union, chuyển tiền trong nước, chuyền tiền ra nước ngoài, chi trả kiều hối theo yêu cầu

 Các sản phẩm dịch vụ khác: dịch vụ giữ hộ tài sản, thu hộ tiền điện, thu đổi ngoại tệ, thu tiền viettel…

- Về mảng Khách hàng doanh nghiệp:  Tài khoản thanh toán

 Các sản phẩm tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi chọn kỳ lĩnh lãi, rút gốc linh hoạt- lãi suất kỳ hạn…

 Các sản phẩm tín dụng: tài trợ vốn lưu động, hạn mức tín dụng ngắn hạn, cho vay mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tài trợ dự án, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cho vay mua ô tô, Ưu dãi xuất khẩu… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước : thanh toán thương mại, ủy thác thanh toán lương, ủy thác thanh toán vốn đầu tư xây dựng, thanh toán định kỳ

 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: thanh toán hàng xuất nhập khẩu, xác nhận thư tín dụng, dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi L/C, xác nhận L/C, dịch vụ chiết khấu miễn truy dòi, nhờ thu séc, dịch vụ nhận chuyển tiền ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam, dịch vụ chuyển nhượng L/C, dịch vụ chuyển tiền nhanh đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, phát hành thư tín dụng dự phòng

 Các sản phẩm bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành…  Dịch vụ khác…

- Về các sản phẩm thẻ và Ngân hàng điện tử

 Các sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM các loại (chuẩn, VIP), chính sách bảo hiểm dành cho chủ thẻ…

 Ngân hàng điện tử: SMS banking, mobile banking, internet banking, thanh toán tiền điện trên internet banking, chuyển tiền qua di động (bankplus)…  Ngoài ra, Ngân hàng Liên Việt còn thường xuyên tung ra các sản phẩm dịch

vụ chương trình khuyến mãi ưu đãi như: giảm giá khi Khách hàng là các chủ thẻ khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, …; các chương trình mua sắm thả ga; chương trình “cho vay nghìn tỷ ưu đãi – lãi suất tự chọn”

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng Đơn vị tính triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 Kế hoạch 2014 31/12/2014 Tăng trưởng so với 2013 % hoàn thành kế hoạch Tổng tài sản 79.594 95.000 100.802 26,6% 106% Huy động vốn 55.553 75.000 77.820 40% 104% Dư nợ tín dụng 35.425 60.000 46.399 31% 77% Lợi nhuận trước thuế 664 1088 535 49%

Nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2014

Tăng trưởng về quy mô hoạt động: tính đến ngày 31/12/2014, Tổng tài sản của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đạt 100.802 tỷ đồng, tăng 26,6% so với năm 2013 và bằng 106% kế hoạch được giao.

Hoạt động huy động vốn: huy động thị trường qua các năm tăng trưởng khá mạnh và ổn định. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng huy động vốn thi trường đạt 77.820 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2013 và bằng 104% kế hoạch đặt ra.

Hoạt động tín dụng: Năm 2014, trong bối cảnh các ngân hàng đều thừa vốn và khó khăn trong tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được xếp vào nhóm Ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt. Dư nợ tín dụng thị trường đạt 43.399 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2013.

Lợi nhuận: bối cảnh toàn ngành ngân hàng năm 2014 còn gặp khó khăn nên lợi nhuận chưa đạt được như kỳ vọng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 535 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch.

2.1.2 Tìm hiểu về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình 2.1.2.1 Khái quát chung về chi nhánh Tân Bình 2.1.2.1 Khái quát chung về chi nhánh Tân Bình

Địa chỉ: 475 Lê Văn Sỹ, phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8.54495211/12/13 Fax: +84 8.54495210

+84 8.39919681/82/83/84 Fax: +84 8.39919685 Email: tanbinh@lienvietpostbank.com.vn

Giám đốc: Nguyễn Quý Chiến

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức hiện nay của chi nhánh Tân Bình Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Tân Bình Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Tân Bình

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh đứng đầu hiện nay là giảm đốc chi nhánh Nguyễn Quý Ban giám đốc chi

nhánh

Phòng khách hàng

Hổ trợ, phát triển kinh doanh

Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Phòng giám sát hoạt động

Giám sát phi tài chính Giám sát tài chính phòng Kế toán - Ngân quỹ Kế toán nội bộ Kế toán giao dịch Ngân quỹ Phòng giao dịch Trường Chinh Phòng giao dịch Tân Sơn Nhất

phòng giám sát nội bộ và phòng kế toán Ngân quỹ. Mỗi phòng ban có chức năng và những hoạt động riêng biệt như đã nêu trong sơ đồ, cùng hổ trợ cho nhau để đặt được những hiệu quả.

Bên cạnh đó, chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch là Trường Chinh và Tân Sơn Nhất. 2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay của chi nhánh Tân Bình

Bảng 2.2 Số liệu về kết quả kinh doanh chi nhánh Tân Bình từ 2012 đến 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2012-2013 So sánh 2013-2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 49.8 58.1 69.8 8.3 16.7 11.7 20.1 Chi phí 13 15.1 18.5 2.1 16.2 3.4 22.5 Lợi nhuận 36.8 43.1 51.3 6.3 17.1 8.2 19.0

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Tân Bình từ năm 2012-2014

Nhận xét:

Doanh thu Chi nhánh tăng khá mạnh, mạnh qua từng năm 2012 đến năm 2014, với một Chi nhánh được thành lập 2008, sau vài năm chính thức đi vào hoạt động đến năm 2013 thì doanh thu tăng 8.3 tỷ đồng tương ứng 16,7% so với năm 2012. Một con số khá tốt cho các Chi nhánh. Năm 2014, Chi nhánh đã đi vào ổn định với doanh thu tăng 11.7 tỷ đồng tương ứng 20,1 % so với năm 2013, tốc độ tăng có nhanh hơn năm trước. Doanh thu của Chi nhánh chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời tổng chi phí cũng tăng do mở rộng quy mô hoạt động nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Chi phí tăng dần từ năm 2012 – 2014, chi phí tăng 2.1 tỷ đồng tương ứng 16,2% từ năm 2012 đến năm 2013 và từ năm 2013 đến năm 2014 đã tăng lên 3.4 tỷ đồng tương ứng 22,5%. Ta thấy được rằng, chi phí hoạt động của chi nhánh có tăng qua các năm chủ yếu là do chi nhánh đang từng bước mở rộng và phát triển. Minh chứng bằng việc doanh thu cũng tăng dần qua các năm và tốc độ tăng tương đối của doanh thu và chi phí là gần đều nhau. Điều này là 1 trong những minh chứng chứng minh chi nhánh đang có những bước tiến tốt

Bên cạnh đó lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm từ năm 2012 – 2013 tăng 17,1% và từ năm 2013 – 2014 tăng 19%. Điều này nói lên sự tăng trưởng của doanh

0 20 40 60 80

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ về kết quả kinh doanh chi nhánh Tân Bình từ năm 2012 đến 2014 - đơn vị tính : Tỷ đồng

thu là hợp lý. Doanh thu tốt và liên tục tăng qua giai đoạn 2012-2014. Điều này càng chứng tỏ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đem lại kết quả cao.

Với kết quả đạt được như trên là sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như phương thức trong các nghiệp vụ của Ngân hàng, làm cho kết quả kinh doanh của Ngân hàng Chi nhánh Tân Bình và toàn hệ thống LienVietPostBank nói chung nâng cao rõ rệt. Đây là kết quả rất tốt đối với các NHTM giai đoạn kinh tế dần được khôi phục sau cuộc khủng hoảng.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH TÂN BÌNH ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH TÂN BÌNH

2.2.1 Tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tân Bình 2.2.1.1 Bộ phận thanh toán quốc tế hiện nay tại chi nhánh Tân Bình 2.2.1.1 Bộ phận thanh toán quốc tế hiện nay tại chi nhánh Tân Bình

So với các Ngân hàng khác, hoạt động TTQT của Ngân hàng Bưu điện Liên Việtcó sự khác biệt. Hoạt động TTQT của Ngân hàng được thực hiện không chỉ ở riêng từng chi nhánh mà còn có sự tham gia của phòng TTQT thuộc Hội sở Ngân hàng tại TP.HCM. Cũng có thể nói hoạt động TTQT của Ngân hàng Liên Việt được thực hiện tập trung tại Hội sở

Hội sở của Ngân hàng là nơi kiểm tra, giám sát, cung cấp những thông tin liên quan, lưu trữ hồ sơ và thu thập số liệu kết quả kinh doanh. Ngoài ra, cũng như là nơi đưa ra nhưng văn bản, quyết định, tư vấn hổ trợ… nhằm mục đích hổ trợ cho các bộ phận TTQT của các chi nhánh hoạt động hiệu quả

Bộ phận TTQT của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh quận Tân Bình trực thuộc vào phòng Khách hàng. Phòng Khách hàng được thành lập ngay khi chi nhánh chính thức đi vào hoạt động và là một bộ phận chủ chốt, đóng góp rất nhiều vào thành công chung của chi nhánh trong những năm qua. Hiện nay, phòng Khách hàng bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên. Riêng về hoạt động TTQT, phòng Khách hàng của chi nhánh đã thành lập 1 tổ riêng phụ trách các nghiệp vụ liên quan. Tổ TTQT này gồm 3 thành viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tân bình (Trang 32)