Phân loại các rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tân bình (Trang 28)

v. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.4.2Phân loại các rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ

Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán. Ví dụ như sự khác nhau giữa bộ chứng từ với nội dung L/C, hoặc các bên tham gia thực hiện sai 1 khâu nào đó trong quy trình nghiệp vụ thanh toán,… 1.4.2.2 Rủi ro chính trị

Phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong phương thức này

ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực nghành nghề khác nhau. Do đó, phương thức tín dụng chứng từ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chính trị, xã hội dù là nhỏ của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... Từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán.

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông thường, đó là rủi ro về sự thay đổi môi trường pháp lý như thay đổi về thuế, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối, luật xuất nhập khẩu, ...

1.4.2.3 Rủi ro đạo đức kinh doanh

Rủi ro đạo đức kinh doanh là rui ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện dúng nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bên khác mặc dù trong hợp đồng thương mại cũng như L/C đều quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nguyên tắc này cũng được tôn trọng.

1.4.2.4 Rủi ro do cơ chế quản lý và biến động kinh tế

Rủi ro do chính sách là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi nội dung và phương thức quản lý. Do vậy, về bên chất là do cơ chế quản lý. Chẳng hạn, một sự biến động về tiền tệ quốc gia thay đổi, là sự thay đổi về lãi suất, về tỷ giá,... làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp tăng lên hoặc giảm xuống.

Ngày nay, không ai phủ nhận quan hệ kinh tế quốc tế trong hoạt động kinh tế, việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong quan hệ thanh toán là phổ biến và rộng khắp. Chính nguyên nhân kinh tế đã làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi tỷ giá. Trên hết là sự ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.

1.4.2.5 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu và thường được lựa chọn do sự thỏa thuận của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng này là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực

hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp người nhập khẩu không chủ tâm thanh toán hay không có khả năng thanh toán.

1.4.2.6 Rủi ro đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng

Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện, ...) trước khi gửi thông báo cho nhà nhập khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng này là khi gặp một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

1.4.2.7 Rủi ro đối với ngân hàng chỉ định.

Ngân hàng được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, trong thực tế, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thường chịu rủi ro về tín dụng với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

1.4.2.8 Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận

Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng này là họ không nắm được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để khi xảy ra hậu quả lại chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C.

1.4.3 Nguyên nhân của những rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ

 Do sự biến động của nền kinh tế thị trường

nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, vỡ nợ. Ngoài ra sự biến động trong thị trường tài chính, biến đổi tỷ giá, cán cân thanh toán… Cũng gây ra sức ép và rủi ro với việc thanh toán.

 Do thông tin không đầy đủ

Thông tin đối nghịch chính là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng và đạo đức trong thanh toán quốc tế. Nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính cũng như uy tín, khả năng thanh toán của bên đối tác thì rủi ro tín dụng xảy ra là điều khó tranh khỏi. Việc thiếu thông tin có thể do đối tác cố tình che giấu hay lừa gạt sẽ dẫn đến những rủi ro đạo đức.

 Do các nhân tố vĩ mô hay các nhân tố bất khả kháng

Những biến động về chính trị như chiến tranh, nổi loạn, đảo chính, ... hay sự thay đổi về bộ máy, thể chế chính trị, chính phủ ở nước nhập khẩu hay sự bất thống nhất giữa luật điều chỉnh L/C ngoài UCP600, luật quốc gia của từng nước dẫn đến rủi ro chính trị hay rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, phương thức tín dụng chứng từ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất khả kháng như bất kỳ một quan hệ kinh tế nào. Hiện tượng như: chiến tranh, đình công, khủng bố, thiên tai, ...là trường hợp mà ngân hàng có thể thoát khỏi trách nhiệm thanh toán cho người hưởng, chấm dứt quy trình thanh toán nhưng hầu hết tất cả các bên đều chịu thiệt hại.

 Do các nhân tố khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, những rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ còn bị tác động bởi các nguyên nhân như: năng lực của các bên tham gia trong quá trình thanh toán để hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ được diễn ra thông suốt và thuận lợi, trình độ của các cán bộ thanh toán và công nghệ ngân hàng, ...

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH TÂN BÌNH

2.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH TÂN BÌNH TÂN BÌNH

2.1.1 Tìm hiểu về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo công văn 244/TTg – ĐMDN ngày 21 tháng 2 năm 2011,Thủ tướng chính Phủ đã phê duyệt với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt.

Ngày 1 tháng 7 năm 2011, VietNamPost đã hoàn thành việc chuyển giao giá trị tài sản và công nợ của VPSC cho Ngân hàng TMCP Liên Việt. Ngân hàng đã được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 1633/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2011 về việc chính thức đổi tên Ngân hàng TMCP Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBanh là Công ty Cổ Phần Him Lam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng Không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited,…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Đại Hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Ủy ban chiến lược, KD, CN và Đối ngoại

Ủy ban nhân sự, tín dụng, quản lý chi phí

Ủy ban ALCO, pháp chế, QLRR,PCRT Ban Tổng GĐ Mảng kinh doanh Mảng tham mưu Mảng hổ trợ Mảng kiểm soát Các khối nghiệp vụ Các Khối nghiệp vụ Các Khối nghiệp vụ Các khối nghiệp vụ

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất. Ngân hàng hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Ngân hàng, có trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giảm đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Ngân hàng. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Ngân hàng.

Ủy ban chiến lược, công nghệ, kinh doanh và đối ngoại: Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghiên cứu chiến lược để tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định, xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, công nghệ phát sinh của Ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu và trình HĐQT thông qua chiến lược và chính sách kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Ủy ban nhân sự, tín dụng và quản lý chi phí: Tham mưu cho HĐQT các vấn đề về nhân sự, thay mặt HĐQT quản lý toàn diện các chi phí (bao gồm thẩm định, kiểm tra, giám sát, đánh giá) nhằm đảm bảo chi tiêu hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu, thẩm định và tham mưu đề xuất cho HĐQT về định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Ủy ban ALCO, Pháp chế, quản lý rủi ro và phồng chống rửa tiền: Thông qua và trình HĐQT các vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý tài sản nợ - có, các chính sách, quy trình quản lý rủi ro nhằm xây dựng hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khối nghiệp vụ: có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Khối trên toàn hệ thống thông qua các Phòng Hội sở chính thuộc Khối nghiệp vụ.

2.1.1.3 Nghành nghề kinh doanh và các sản phẩm chính

Nghành nghề kinh doanh:

- Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy định. - Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức như cho vay,

chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng theo quy định.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh thành lập công ty trực thuộc; kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cả nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; tư vấn tài chính, tiền tệ; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Các sản phẩm chủ yếu:

- Về mảng Khách hàng cá nhân:  Tài khoản thanh toán

 Các sản phẩm tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm không kỳ hạn…

 Các sản phẩm tín dụng như : cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay mua nhà đất thế chấp bằng nhà đất hình thành từ vốn vay, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay mua ô tô…

 Các sản phẩm thanh toán và kiều hối: dịch vụ chuyển tiền quốc tế western union, chuyển tiền trong nước, chuyền tiền ra nước ngoài, chi trả kiều hối theo yêu cầu

 Các sản phẩm dịch vụ khác: dịch vụ giữ hộ tài sản, thu hộ tiền điện, thu đổi ngoại tệ, thu tiền viettel…

- Về mảng Khách hàng doanh nghiệp:  Tài khoản thanh toán

 Các sản phẩm tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi chọn kỳ lĩnh lãi, rút gốc linh hoạt- lãi suất kỳ hạn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các sản phẩm tín dụng: tài trợ vốn lưu động, hạn mức tín dụng ngắn hạn, cho vay mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tài trợ dự án, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cho vay mua ô tô, Ưu dãi xuất khẩu…

 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước : thanh toán thương mại, ủy thác thanh toán lương, ủy thác thanh toán vốn đầu tư xây dựng, thanh toán định kỳ

 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: thanh toán hàng xuất nhập khẩu, xác nhận thư tín dụng, dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi L/C, xác nhận L/C, dịch vụ chiết khấu miễn truy dòi, nhờ thu séc, dịch vụ nhận chuyển tiền ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam, dịch vụ chuyển nhượng L/C, dịch vụ chuyển tiền nhanh đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, phát hành thư tín dụng dự phòng

 Các sản phẩm bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành…  Dịch vụ khác…

- Về các sản phẩm thẻ và Ngân hàng điện tử

 Các sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM các loại (chuẩn, VIP), chính sách bảo hiểm dành cho chủ thẻ…

 Ngân hàng điện tử: SMS banking, mobile banking, internet banking, thanh toán tiền điện trên internet banking, chuyển tiền qua di động (bankplus)…  Ngoài ra, Ngân hàng Liên Việt còn thường xuyên tung ra các sản phẩm dịch

vụ chương trình khuyến mãi ưu đãi như: giảm giá khi Khách hàng là các chủ thẻ khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, …; các chương trình mua sắm thả ga; chương trình “cho vay nghìn tỷ ưu đãi – lãi

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tân bình (Trang 28)