Địa hình, địa mạ o

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN hòa VANG (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận vă n

2.1.2. Địa hình, địa mạ o

Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hướng dốc chính từ

Tây Bắc xuống Đông Nam và chia ra các dạng địa hình sau:

Vùng núi: Hình thành từ các quá trình kiến tạo địa chất, tạo thành các dãy núi cao từ 200 đến 1478m (dãy Bà Nà), tập trung ở các xã hướng Tây của huyện gồm các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Liên, ở những khu vực này cũng có những bãi bằng trước núi và những đồng bằng ven sông tương đối nhỏ do quá trình bào mòn các dãy núi tạo hiện tượng sườn tích hình thành.

Vùng trung du: Một mặt được hình thành các quá trình tạo núi ảnh hưởng của các dãy núi phía Tây, đồng thời do tác động của quá trình sườn tích và quá trình bồi tích đã hình thành khu vực này đặc trung cho vùng trung du bán sơn địa có cao độ đến 100m, bao gồm những đồi núi tương đối thấp và các đồng bằng trước núi với diện tích nhỏ. Đặc trưng vùng này thuộc các xã Hòa Sơn, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong.

Vùng đồng bằng: Do tác động của các quá trình bồi tích, trầm tích từ

các sông bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây của huyện và phía Tây của khu vực tỉnh Quảng Nam, cao độ trung bình của khu vực này từ 2 đến 10m, tập trung ở các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước.

Với địa hình đa dạng và phong phú vùng đồng bằng phía Đông là nơi tập trung vùng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm. Phía Tây gồm các xã miền núi, nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng về môi trường sinh thái của huyện và thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN hòa VANG (Trang 34)