Nguyên nhân tồn tại quản lý nhàn ước về đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN hòa VANG (Trang 73)

6. Cấu trúc của luận vă n

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhàn ước về đất đai

a. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thay

đổi nhiều lần, chưa rõ ràng và còn quá nhiều phức tạp, nhiều văn bản quy

hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Chính phủ còn thiếu đồng bộ và thiếu kịp thời. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản quản lý nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật.

Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã, nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, do đó có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa thành phố với quận, huyện; giữa quận, huyện với phường, xã. Thực tế chính quyền phường, xã là cấp cơ sở sâu xác với dân, quản lý trực tiếp mọi vấn đề của người dân, phát hiện những vướng mắc, sai phạm đầu tiên, trong khi đó pháp luật đất đai chưa quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp phường, xã nên khi kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên trong thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ.

Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sửđể lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây khiếu kiện nhiều lần chưa xử lý dứt điểm được, chính quyền

địa phương còn nhiều lúng túng trong công tác xử lý.

b. Nguyên nhân ch quan

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được nghiên cứu và chú trọng,việc quản lý nhà nước về đất đai hầu hết do cơ quan tài nguyên và môi trường thành phố thực hiện.

Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất diễn ra tương

đối nhanh. Do vậy, đã làm cho quỹđất phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư tăng lên nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đã tạo ra

nhiều thách thức cho huyện Hòa Vang trong việc quản lý và sử dụng đất. Các xã miền núi của Hòa Vang có diện tích đất rừng rộng. Tuy nhiên, phần lớn người dân chỉ trồng duy nhất một loại cây keo lá tràm, đây là loại cây trồng dễ bị gãy đổ mỗi khi đến mùa mưa bão. Bên cạnh đó, các khu vườn ở các xã

đồng bằng có diện tích rộng nhưng chưa có loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, sắp tới sẽ tích cực kêu gọi các nhà đầu tư, thành lập các nhóm chuyên môn như sinh học, công nghệ thực phẩm để tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có biện pháp giúp đỡ về cây giống, cải tạo đất nông nghiệp.

Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn trông chờ, chủ yếu chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên trong quản lý. Tư tưởng còn trông chờ, có Luật nhưng còn chờ Nghị định; có Nghịđịnh lại chờ Thông tư, Quyết định hướng dẫn của các Bộ, ngành và tỉnh, nên triển khai Luật Đất đai còn chậm. Nhiều nội dung của Luật Đất đai chưa

được thực hiện nghiêm túc, nặng hình thức.

Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa cao, người dân còn

đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, chưa xác định được các khâu then chốt để

có biện pháp xử lý. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhưng đi vào từng việc cụ thể lại thiếu tính minh bạch, rõ ràng. Trong khi đó, thủ tục hành chính thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng

đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... giải quyết các vấn đề vi phạm

đất đai như quyết định xử phạt hành chính, giải quyết tranh chấp phát sinh, thế chấp, thừa kế,... chưa được chi tiết hóa cụ thể và công khai, nếu không làm tốt vấn đề này thì quyền lợi từ đất đai sẽ bị phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thực thi công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ.

Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Công tác phối kết hợp với các phòng, ban liên quan và UBND xã, đôi lúc vẫn còn nhiều hạn chế. Việc luân chuyển hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính của Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Nẵng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng tại các quận, huyện và cơ quan Thuế vẫn chưa được thực hiện tốt, thời gian còn dài gây khó khăn cho người dân khi giao dịch mua bán, cho, tặng...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN hòa VANG (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)