6. Cấu trúc của luận vă n
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Qua mỗi năm kinh tế luôn tăng trưởng, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến tăng nhu cầu đất đai, kéo theo những mặt trái như: khiếu kiện và tranh chấp đất đai xảy ra, nhiều tình cảm của anh chị em gia
đình họ hàng, hàng xóm láng giềng mất đi xảy ra mâu thuẫn liên quan đến đất
đai; vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nhiều nhà máy mọc lên trong các khu công nghiệp thì tình hình ô nhiễm môi trường diễn biến nặng, vi phạm đất đai diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn,... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân vềđất đai còn nhiều khác biệt. Tư tưởng coi đất đai là một tài nguyên quý nên mạnh ai người đó chiếm đoạt, cũng như thiếu những quy
nhiệm của người quản lý,....dẫn đến việc sử dụng đất chưa tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai cho người dân có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực đất đai góp phần cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết mà các cơ quan được giao nhiệm vụ phải thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai đến mọi người dân trong xã bằng nhiều hình thức khác nhau như: Các cơ quan thông tin, báo chí: Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Đài Truyền thanh huyện. Tăng số lượng bài viết, tăng thời gian tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ
và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành Trung ương và các văn bản pháp quy do UBND thành phốĐà Nẵng và huyện ban hành.
Hiện nay, hệ thống pháp luật đất đai của nước ta chưa rõ rang, còn phức tạp, luật này dính đến luật kia khi thực hiện còn chồng chéo, vì vậy chính quyền huyện Hòa Vang cần quan tâm một số nội dung sau:
- Tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai từ trung ương
đến địa phương và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra cứu, văn bản nào áp dụng cho chính quyền huyện, trong đó phân biệt rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã hết hiệu lực. Thiết lập các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: thế chấp, xóa thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi…tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn của huyện, xã, đồng thời đưa trên tran g Website của huyện để người dân biết và có nhiều thông tin.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xác lập đầy đủ những thông tin từng thửa đất như: giá đất, diện tích, vị trí, mục đích sử dụng, chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch,…nguồn gốc sử dụng, đưa công nghệ thông tin và quản lý để có độ
chính xác cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai một cách chính xác và khoa học.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ
quan, tổ chức và nhân dân về vị trí, vai trò công tác quản lý về đất đai, việc sử
dụng đất đai, tạo sự chuyển biến tích cực và đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, khuyến khích nhân dân sử dụng đất đúng theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.. Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ cho địa phương cũng là yếu tố cần hết sức quan tâm.
- Vận động từng xã thực hiện tốt việc sử dụng đất, trong đó có quy định khen thưởng, phê bình những tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện chưa tốt quy định vềđất đai bằng nhiều hình thức để mọi người dân ý thức hơi về quản lý đất đai.
b. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước
về đất đai
Đội ngũ công chức chuyên trách về lĩnh vực đất đai của huyện Hoà Vang hiện nay yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, chính quyền huyện cần có những biện pháp đào tạo cho công chức khi thực hiện quản lý nhà nước về đất đai.
Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cơ quan chuyên môn của bộ
máy quản lý đất đai của chính quyền huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoà Vang. Từng cơ
ương, UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ và nhiệm vụ được UBND thành phố giao theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm. Tập trung công việc về đầu mối, liên quan đến đất đai chỉ có cơ quan tài nguyên và môi trường tham mưu; xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong huyện. Các vấn đề này phải được công bố trên Website huyện Hòa Vang để các tổ chức, cá nhân biết liên hệ công việc.
Hằng năm phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác; khen thưởng, kỷ luật phải rõ ràng, khoa học, tránh khen thưởng hình thức, không nể nang. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ không
đủ tư cách phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bị kỷ
luật do cố ý làm sai, không nắm bắt được công việc, chủ quan, có biểu hiện tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đào tạo hoặc đào tạo lại cán bộ có tư cách tốt, trung thực, có kinh nghiệm trong chuyên môn, có trách nhiệm với công việc tạo điều kiện để họ phát triển tốt về chuyên môn.
Hằng tháng các cơ quan chuyên môn thành phố với cơ quan chuyên môn các quận, huyện trong thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ
chức họp một lần để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Chính quyền huyện cần tập trung củng cố và kiện toàn cán bộ địa chính của cấp xã đây là biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Vì chính quyền cơ sở là đơn vị sâ sát khi quản lý đất đai. Đất đai không thể bóc tách, chuyển dịch ra khỏi địa phương như các tư liệu khác nên chính quyền xã là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Chính quyền quận, huyện không thể quản lý tốt về đất đai
năng lực, có nhiều tiêu cực trong quản lý đất đai. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xảy ra các kiện tụng tranh chấp trong quản lý đất đai kéo dài.
Để thực hiện được vấn đề này, tùy theo quy mô diện tích hành chính của xã, đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, dân số và nhu cầu biến động đất đai mà mỗi địa phương thành lập bộ phận địa chính giúp cho chính quyền xã ít nhất từ một đến hai cán bộ. Trong đó, bắt buộc phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm chính, và phải là cán bộ hưởng lương nhà nước, có như vậy trách nhiệm công việc mới được nâng cao và gắn với trách nhiệm công việc.
c. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính vềđất đai
Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn huyện theo pháp luật quy định
đảm bảo mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng. Cải cách thủ
hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện Hòa Vang có quan tâm thực hiện các thủ tục hành chính “một cửa” và đạt được kết quả nhất
định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa tốt. Người dân vẫn còn đi lại nhiều lần khi cần giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện Hòa Vang cần thực hiện một số nhiệm vụ như:
- Tổ chức đánh giá sơ kết mô hình “một cửa”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa” theo hướng: tất cả các công việc liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoà Vang (tổ tiếp nhận và trả kết quả). Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy
định rõ thời gian thực hiện. “Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả” cần rõ ràng đưa lên trang Website của cơ quan chuyên môn để các tổ chức, cá nhân khi truy cập vào biết được hồ sơ và thủ tục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến đâu và kết quả giải quyết bao nhiêu ngày để tiện theo dõi.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoà Vang là nơi tập trung đầu mối thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, là cơ quan giải quyết các dịch vụ công, cung cấp mọi thông tin về đất đai khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên hệ. Xây dựng quy trình đăng ký các thủ tục về đất đai qua mạng internet, giảm bớt các loại giấy tờ không cần thiết.
d. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về
đất đai của chính quyền huyện Hòa Vang
Để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý
đất đai, cần phải thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ bao gồm: Xây dựng thể chế và chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kế
hoạch về nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp xây dựng thể chế và chính sách chia thành các nhóm giải pháp về tiêu chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật, nhóm quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị có trách nhiệm xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai các cấp, nhóm quy định về chính sách cập nhật, chia sẻ và sử dụng thông tin đất đai, nhóm quy định về tính pháp lý cơ sở dữ liệu về đất
đai, nhóm các chính sách tăng cường năng lực cho các cơ quan xây dựng và cậ nhật cơ sở dữ liệu đất đai. Cần xây dựng chế độ thông tin báo cáo trong hệ
thống một cách hợp lý, nhằm đảm bảo có thể nắm bắt kịp thời các diễn biến phức tạp trong quản lý nhà nước vềđất đai, biến động phức tạp của thị trường bất động sản và có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Các quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cần phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị như
Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Nẵng, Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường phải có mối liên kết trong việc xây dựng và bảo trì cơ sở dữ liệu về đất đai.
Các cơ chế chính sách và quy định cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cấp, đào tạo cán bộ tại chỗ về quản trị hệ thống, đào tạo về quản trị các hệ
thống thông tin đất đai, chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin vào làm việc tại huyện thông qua cơ chế về biên chế và các đãi ngộ khác.
Các định hướng nêu trên cần phải pháp lý hóa trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất
đai phù hợp với định hướng của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đặc biệt có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phốĐà Nẵng về kế hoạch và sử dụng các nguồn vốn để thực hiện cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai đểđưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả hơn.