6. Cấu trúc của luận vă n
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hòa Vang
Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội song song với bảo vệ môi trường
định hướng thiết yếu cho sự phát triển bền vững. - Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5-12% năm, trọng tâm tăng trưởng tiếp tục là ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 15-15,5%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 13-14%, GDP nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,0-5,2%/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2010 là nông nghiệp 37%, công nghiệp + xây dựng 35,8% và thương mại - dịch vụ 27,2% ; dự kiến năm 2015 nông nghiệp 25,2%, công nghiệp – xây dựng 43,0%, thương mại- dịch vụ 31,8% ; Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 45%; dịch vụđạt khoảng 38%; nông - lâm- ngư nghiệp
đạt khoảng 17%.
GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng, 2015 đạt 19,0-20,0 triệu đồng (1145 USD), năm 2020 đạt 37-38 triệu đồng (2186 USD, giá hiện hành). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 19-20%/ năm.
- Về xã hội:
Tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 7-8% vào năm 2020.
Tạo công ăn việc làm cho số lao động bổ sung hàng năm, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2-3%.
- Về môi trường:
Phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững. Các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, nơi khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; khu đô thị, nơi nuôi trồng thủy sản được xử lý triệt để theo công nghệ tiên tiến.
Tiếp tục duy trì và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, khu vực Bà Nà - Núi Chúa); nâng cao hiệu quả rừng sản xuất.