Tình hình nghiên cứu chất ứcchế thiên nhiên cho kim loại trong mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất ức chế xanh chiết xuất từ vỏ quả họ cam để chống ăn mòn cho thép trong môi trường axit (Trang 39)

1.4. Tình hình nghiên cứu chất ức chế thiên nhiên cho kim loại trong môi trường axit môi trường axit

Theo thống kê chưa đầy đủ về các nghiên cứu sử dụng các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường làm chất ức chế ăn mòn thì phần nhiều là các dịch chiết có

26

nguồn gốc cây trồng, các chất tổng hợp được từ tự nhiên,.. Những nghiên cứu này đã thực hiện với nhiều đối tượng kim loại, môi trường và các điều kiện thí nghiệm khác nhau, các phương pháp nghiên cứu cũng rất phong phú, đa dạng, có thể tổng hợp như sau [35, 37, 38, 72, 106]:

- Vật liệu: các nghiên cứu được tiến hành trên thép cacbon thấp, một số thép

đặc biệt (như N80, thép không gỉ), nhôm và hợp kim nhôm, đồng, kẽm, niken và thiếc.

- Chất ức chế: Dịch chiết từ các phần khác nhau của cây trồng (thân, lá, vỏ

quả, quả, hạt, nước quả, rễ cây, vỏ cây,...), các hợp chất tổng hợp từ tự nhiên, các amino axit, và các sản phẩm tự nhiên khác (tảo biển, mật ong và tinh dầu,...).

- Môi trường nghiên cứu: môi trường axit, môi trường kiềm và môi trường

trung tính.

- Nhiệt độ: nhiệt độ phòng, nhiệt độ cao (20 ÷ 80oC).

- Phương pháp nghiên cứu: đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để

đánh giá khả năng ức chế ăn mòn của dịch chiết như: phương pháp tổn hao khối lượng, phương pháp thể tích, phương pháp điện hóa (phương pháp thế động đo đường cong phân cực, phổ tổng trở điện hóa, đo điện thế mạch hở theo thời gian, phân cực tuyến tính). Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu bề mặt như SEM-EDX, AFM, Phổ Raman, UV, FTIR, XPS và phổ hấp thụ nguyên tử AAS cũng đã được sử dụng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết các phần khác nhau của cây trồng như: dịch chiết từ lá (giống cây cam quýt Citrus aurantiifolia, Jasminum nudiflorum Lindl, Occimum viridis, Emilia sonchifolia, Vitex doniana, Eupatorium Odoratus, Stevia rebaudiana,...) [27, 47, 51, 54, 82, 93, 115], hạt (thầu dầu, tiêu đen, cà phê, cô la Garcinia) [41, 90, 95, 106], vỏ quả (cam, xoài, chanh leo và đào lộn hột) [26, 40, 59, 106], nước quả (dừa, bưởi, cam đắng Citrus aurantium) [30, 81], thân cây [33] và rễ cây [33, 80] có thể ức chế ăn mòn cho một số kim loại trong các môi trường ăn mòn. Ngoài ra, các sản phẩm tự nhiên, không độc như mật ong tự nhiên [116], cây lá móng [21], tinh dầu Rosmarinus [67, 83, 116] và tinh dầu hạt fennel (Foeniculum vulgare) [76] cũng đã được khảo sát làm các chất ức chế ăn mòn.

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất ức chế xanh chiết xuất từ vỏ quả họ cam để chống ăn mòn cho thép trong môi trường axit (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)