Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn của các tinh dầu vỏ quả họ cam
Việt Nam:
59
có các tinh dầu BNR, CBH và TDC với các nồng độ 0, 1, 2, 3 và 4 g/L. o Chế độ thí nghiệm: Ngâm mẫu 1h ở nhiệt độ 25oC.
Từ tốc độ ăn mòn Wcorr và hiệu quả ức chế của ba loại tinh dầu được khảo sát, biện luận để lựa chọn chất ức chế cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn thép trong axit
có TDC:
- Ảnh hưởng của nồng độ TDC:
o Điện thế ăn mòn theo thời gian: Điện thế ăn mòn Ec (thế mạch hở - OCP) của thép trong dung dịch HCl 1N không có và có TDC với các nồng độ 1-4 g/L được đo theo thời gian từ khi ngâm mẫu, sau 5’, 10’, 20’, 30’, 1h, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h, 8h và 24h.
o Đường cong phân cực và phổ tổng trở điện hóa (EIS): được đo sau 30 phút ngâm mẫu.
o Nhiệt độ dung dịch: 25oC.
Từ các thông tin thu được về biến thiên Ec, các thông số điện hóa của quá trình ăn mòn và hiệu quả ức chế ăn mòn tính được từ các phương pháp nghiên cứu trên, cơ chế hoạt động và nồng độ tối ưu của chất ức chế sẽ được xác định.
- Ảnh hưởng của thời gian:
o Phương pháp phân cực tuyến tính: Phép đo được thực hiện sau mỗi thời gian ngâm mẫu 5’, 15’, 20’, 30’, 1h, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h, 8h và
24h trong các dung dịch nghiên cứu ở 25oC. Từ đó xác định được sự
phụ thuộc điện trở phân cực Rp, mật độ dòng ăn mòn ic và tính toán được hiệu quả ức chế theo thời gian.
o Phương pháp tổn hao khối lượng: mẫu thép được ngâm trong HCl 1N không và có chất ức chế ở nồng độ tối ưu sau 1h, 4h, 6h, 8h và 24h. o Đường cong phân cực và phổ tổng trở của thép trong HCl 1N không
và có chất ức chế ở nồng độ tối ưu được đo sau 1h và 24h ngâm mẫu.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ 150C;
250C; 350C; 450C; 550C và 650C (10C). Nhiệt độ được giữ ổn định nhờ bộ ổn nhiệt BATHS (Trung Quốc).
Từ các số liệu về tốc độ ăn mòn thép trong axit HCl 1N không và có chất ức chế với các nồng độ và nhiệt độ khác nhau (theo phương pháp tổn hao khối lượng), các
60
của chất ức chế lên bề mặt thép trong dung dịch axit được xác định, từ đó năng lượng tự do hấp phụ ΔGhp được tính toán.
- Ảnh hưởng của nồng độ axit:
o Dung dịch nghiên cứu là axit HCl có nồng độ 0,5N; 1N và 2N không
và có chất ức chế ở nồng độ tối ưu tại nhiệt độ 25oC.
o Các phương pháp nghiên cứu: Đường cong phân cực, EIS, tổn hao khối lượng và SEM.
Nghiên cứu sàng lọc các thành phần trong TDC hấp phụ lên bề mặt thép:
- Nghiên cứu khả năng hình thành màng: bề mặt mẫu trước và sau thử
nghiệm được chụp SEM và EDX
o Dung dịch: HCl 1N không và có chất ức chế ở nồng độ tối ưu.
o Chế độ: Ngâm mẫu 1h ở 25oC.
- Đánh giá thành phần màng hấp phụ: sử dụng phương pháp GC-MS và
FT-IR
o Xác định thành phần các hợp chất có trong TDC: sử dụng thiết bị
phân tích GC-MS.
o Phân tích thành phần màng hấp phụ bằng phổ FT-IR. Mẫu phân tích:
mẫu thép Φ8mm, dài 5mm sau thời gian ngâm 24h trong dung dịch HCl 1N chứa chất ức chế ở nồng độ tối ưu ở 25oC, sau đó được lấy ra, rửa nhẹ với nước cất, làm khô, rồi đem chụp FT-IR.
61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN