ΔGhp cho phép đánh giá chiều hướng diễn biến của quá trình và đặc trưng cho bản
chất của quá trình hấp phụ. ΔGhp âm tức là quá trình hấp phụ là tự diễn biến và lớp
hấp phụ bền vững trên bề mặt kim loại. Theo các tài liệu, độ lớn của ΔGhp sẽ đặc
trưng cho bản chất của quá trình hấp phụ (là hấp phụ vật lý hay hấp phụ hóa học): nếu ΔGhp> -20 kJ/mol thì quá trình hấp phụ là vật lý; ΔGhp< -40 kJ/mol thì hấp phụ là hóa học [16, 33, 40].
Theo kết quả bảng 3.10, ΔGhp = -8,37 ÷ -11,58 kJ/mol và theo bảng 3.11 thì
ΔGhp = -13,68 ÷ -17,40 kJ/mol ở mọi nhiệt độ khảo sát cho thấy quá trình hấp phụ
của TDC lên thép trong axit HCl 1N là quá trình tự diễn biến và đều là hấp phụ vật
lý. Kết quả này cũng phù hợp với công bố về hấp phụ của limonene (được chiết từ
vỏ cam) lên bề mặt thép cho thấy: bản chất quá trình hấp phụ là hấp phụ vật lý và diễn ra tự phát [40].
3.3.3. Nghiên cứu sàng lọc các thành phần trong TDC hấp phụ trên bề mặt kim loại mặt kim loại
Theo các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, TDC có tác dụng ức chế tốt đối với sự ăn mòn thép trong axit HCl 1N. Khả năng ức chế của TDC là do sự hấp phụ vật lý các thành phần có mặt trong TDC lên bề mặt kim loại, ngăn cản sự khuếch tán của các tác nhân gây ăn mòn từ dung dịch vào bề mặt điện cực.
93
Để hiểu rõ hơn về sự hình thành màng hấp phụ cũng như các thành phần trong TDC đóng vai trò ức chế ăn mòn cho thép, đã quan sát hình thái học và phân tích thành phần bề mặt mẫu thép (SEM-EDX) trước và sau thí nghiệm trong các dung dịch nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc phân tích màng hấp phụ trên bề mặt mẫu thép trong axit HCl khi có TDC bằng phổ hồng ngoại FTIR được dùng để đánh giá các thành phần trong TDC có thể hấp phụ trên thép.