Các mô hình công nghiệp hóa kiểu cổ điển trước thế kỷ XX:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 48)

III. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂYDỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM:

a.Các mô hình công nghiệp hóa kiểu cổ điển trước thế kỷ XX:

Ba sự kiện quan trọng nhất thể hiện cho sự tạo lập tiền đề CNH của mô hình cổ điển:

Cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất NN, bao gồm cả phương thức canh tác lẫn chế độ sở hữu ruộng đất, đã tạo ra cơ sở quan trọng đầu tiên để mở đường cho sự thoát thai của sx CN ra khỏi phạm vi NN

Nước Anh, được coi là điển hình nhất mô hình CNH cổ điển với chính sách rào đất , đuổi nông dân ra khỏi nơi canh tác của họ để nuôi cừu, một mặt , đã tập trung được ruộng đất quy mô lớn về một phía và mặt khác, biến người ít ruộng thành làm thuê ở phía kia, đã hỗ trợ một cách cưỡng bức cho sự ra đời của chế độ làm thuê kiểu TBCN

Nước Pháp, cuộc CM TS 1789, xóa bỏ chế độ PK, giải phóng mọi ràng buộc vó tính chất PK về ruộng đất đối với ND, mở ra thời kì mới trong quan hệ sở hữu đất đai và kinh doanh NN theo phương thức TBCN.

Như vậy, cả về mặt kinh tế lẩn XH, cuộc CM NN nói chung và cuộc cách mạng ruộng đất nói riêng, diễn ra chậm rãi, chứa đựng tính chất cưỡng bức, nhưng đã trở thành một tiền đề không thể thiếu của bước khởi đầu CMCN.

Sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực sx NN, CN, dịch vụ thương mại và tín dụng. Đây là những nhân vật quan trọng nhất, quyết định sự ra đời của CMCN, đặc biết là vai trò của chủ xưởng, thợ thủ công thành thị.

Sự phát triển ngoại thương kèm theo đó là chính sách thực dân xâm chiếm thuộc địa. Việc này bổ sung nguồn cung cấp đầu vào giá rẻ (nguyên vật liệu, vốn đầu tư, lao động) và thị trường tiêu thụ, những thị trường mà về sau không một nước nào khi tiến hành CNH lại có được.

* Bước đi của mô hình CNH cổ điển là tuần tự theo lịch trình sau: Về cơ cấu ngành:

Xuất phát CN nhẹ (CN dệt da, len và vải bong) Công nghiệp nặng (cơ khí luyện, điện lực, hóa chất)

Sự phát triển của giao thông, vận tải (đường sắt, thủy, ô tô, hàng không) Máy móc kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp

Hiện đại hóa các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ

Tương ứng quá trình dịch chuyển cơ cấu ngành trên là sự đổi mới dần trang thiết bị kỹ thuật ở trình độ về căn bản trên nền tảng kỹ thuật cơ khí, điện khí và hóa chất.

Về tổ chức sản xuất:

Kinh doanh một chủ Kinh doanh chung vốn

Công ty cổ phần

Những nước CNH kiểu cổ điển là những quốc gia đi đầu trong tiến bộ KHKT nên quá trình CNH hầu như hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học và kỹ thuật của chính bản thân mình

Các nước CNH kiểu cổ điển là những quốc gia có quy mô tương đối lớn về dân số và lãnh thổ, tương đối giàu TNTN, đáp ứng tốt những yêu cầu khởi động ban đầu của quá trình CNH về nguồn cung cấp đầu vào (nguyên nhiên liệu, lao động) cũng như thị trường đầu ra.

Sự thay đổi thể chế XH hình thành các lực lượng XH tiến hành CNH cũng diễn ra một cách từ từ, chậm chạp, phù hợp với sự phát triển tuần tự của sức sx XH.

Tóm lại do điều kiện lịch sử quá trình CNH theo mô hình cổ điển theo các bước đi “tự nhiên”, tuần tự chậm chạp, từ thấp đến cao được thực hiện trong khoảng thời gian hai trăm năm.

* Những quốc gia tiến hành theo CNH theo mô hình cổ điển rút ngắn: - Các nước công nghiệp tư bản CN quy mô lớn ( Mỹ, Đức và Nhật Bản):

So với Anh và Pháp những mẫu điển hình của CNH cổ điển, các nước này có một số khác biệt nhất định. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ “lợi thế người đi sau”. Các khía cạnh nổi bật nhóm này:

Thông qua nhiều con đường khác nhau, các nước đi sau đã nhanh chóng tiếp nhận với công nghệ - kỹ thuật sx tiên tiến. Trên cơ sở đó, phát triển ngành CN nặng đồng thời với CN nhẹ, và NN, rút ngắn giai đoạn phát triển CN nhẹ như một tiền đề KT và kỹ thuật cho sự phát triển của CN nặng.

Các hình thức hiện đại của thể chế kinh tế thị trường như công ty cổ phần, hệ thống tài chính – ngân hàng hiện đại…, phát triển nhanh chóng đã hỗ trợ đắc lực cho quá trính phát triển rút ngắn của các nước này.

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động quá trình CNH. Các nước đi sau thấy được mô hình can thiệp của NN vào kinh tế đã bắt đầu hình thành ở các nước đi trước, nên NN đã rất chủ động thúc đẩy tiến trình CNH.

Các nước nhóm này cũng phát triển dựa trên những tiền đề tương tự như Anh, Pháp chỉ khác biệt ở chỗ là các nước này dựa trên khuôn mẫu và kỹ thuật các nước đi trước rút ngắn thời gian CNH thông qua cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ về cơ cấu ngành cũng như các thể chế kinh tế thị trường. Đặc biệt NN đóng vai trò rất lớn trong việc khởi động và thực hiện cuộc CM công nghiệp này.

- Các nước CNH TBCN quy mô tương đối nhỏ (gồm các nước Tây Âu và Bắc Âu):

So với các nước trên quá trình CNH của các nước thuộc nhóm này phát triển muộn và quy mô nhỏ hơn và có nhiều điểm rất khác so với trình tự CNH cổ điển.

Đặc điểm nổi bật nhất nhóm này trên con đường CNH là tham gia phân công LĐ quốc tế TBCN dựa trên những lợi thế về TNTN. Lấy những ngành xuất phát từ lợi thế này làm trụ cột mở rộng về “thượng nguồn” hay “hạ nguồn” kết hợp với cuốn hút đầu tư nước ngoài vào.

Do vậy quá trình CNH ở nước này kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với việc áp dụng thành tựu mới của KH và công nghệ, quản lý, rút ngắn thời gian CNH.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 48)