I.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 35)

I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3 1.Khái niệm về kinh tế thị trường

I.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm về kinh tế thị trường 3

2. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường 3

3. Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử 5

4. Một số nhận xét khái quát về quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường thông qua ba mô hình cơ bản 7

II. XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 7

1. Quá trình hình thành đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 7

2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 10 3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11

III. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM: 12 1. Thành tựu 12

2. Hạn chế 16

I.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm về kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến cho người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Và cũng theo C. Mác, nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Kinh tế thị trường “là phương thức vận hành nền kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, lấy lợi ích vật chất cung – cầu thị trường và trao đổi mua bán làm cơ chế khuyến khích hoạt động và vận hành kinh tế.”

Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Nấc thang cao hơn nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, là mang tính phổ biến.

2. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường có 5 yếu tố cơ bản:

2.1. Thứ nhất: Chủ thể của nền kinh tế

- Nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu:

 Sở hữu tư nhân

 Sở hữu nhà nước

 Sở hữu tập thể

 …

- Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. - Nền kinh tế thị trường có cấu trúc đa sở hữu, trong đó sở hữu tư nhân luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc.

- Các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu độc lập, bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong kinh doanh. Nhưng mỗi hình thức sở hữu và chủ thể sở hữu có vai trò, vị thế, chức năng đặc thù.

2.2. Thứ hai: Hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng

- Nền KTTT là một hệ thống hữu cơ mang tính xã hội hóa cao. Sự vận hành của nó luôn là sự vận hành tổng thể của các yếu tố cấu thành và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường trên cơ sở được sự bảo đảm của pháp luật.

- Nền KTTT có hiệu quả phải đạt hai yêu cầu:

 Có sự hiện diện đầy đủ thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng  Các thị trường phải vận hành đồng bộ.

- Để đáp ứng hai yêu cầu này, việc vận hành và phát triển các thị trường phải tuân theo một trật tự bước đi xác định, nếu không sẽ dẫn đến sự rối loạn, vận hành kém hiệu quả.

2.3. Thứ 3: Giá cả do cung cầu thị trường quyết định

- Hệ thống giá cả do cung cầu thị trường quyết định là yếu tố cốt lõi quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

- Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là động lực chủ yếu thúc đẩy nổ lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của danh nghiệp.

- Giá cả được thiết định trên các cơ sở khách quan và được điều tiết bằng cơ chế tự điều tiết. 2.4. Thứ tư: Cạnh tranh tự do

- Nguyên tắc vận hành cơ bản là cạnh tranh tự do.

- Cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh hay còn gọi là “bàn tay vô hình”.

- Cạnh tranh là cơ chế chủ yếu phân bố các nguồn lực.Các nguồn lực rút ra khỏi ngành, lĩnh vực, địa điểm đang hoạt động kém hiệu quả đến những nơi có lợi thế phát triển. Cạnh tranh là cơ chế phân bổ các nguồn lực hiệu quả nhất.

- Nền kinh tế quá chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội, công trình công cộng; đặt lợi nhuận lên hàng đầu, không chú ý đến hàng hóa công cộng (đường xá, y tế, giáo dục,…). Dễ đi vào hướng suy thoái, khủng hoảng, xung đột xã hội, …. Nên cần có sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước có các chức năng:

- Quản lý, định hướng và hỗ trợ phát triển; - Phân phối lại thu nhập quốc dân;

- Bảo vệ môi trường.

- Nhà nước phải giải quyết các nhiệm vụ:

- Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp với cơ chế thị trường. - Kiến tạo và đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, khuyến khích kinh doanh.

- Cung cấp kết cấu hạ tầng, dịch vụ và hang hóa công cộng.

- Hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường bình đẳng.

Tóm lại: 5 yếu tố trên cấu thành khung thể chế chung cho mọi nền KTTT. Chúng hình thành một tổng thể, quy định lẫn nhau, thiếu bất cứ yếu tố nào đều không thể có nền KTTT bình thường. Tuy nhiên trong mỗi nền KTTT, tùy theo điều kiện phát triển cụ thể mà mỗi yếu tố có vai trò, vị trí, chức năng khác nhau.

3. Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử

 Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà người sản xuất sẽ được hưởng nhiều quyền tự do kinh doanh sản xuất hơn, vì thế các doanh nghiệp luôn năng động. Mặc khác, mục tiêu vì lợi nhuận là động lức lớn nhất buộc các nhà tư bản phải năng nổ, tăng trưởng kinh tế theo đó cũng sẽ có nhiều bước đột phá.

 Cho đến cuối thế kỉ XX, kinh tế thị trường hầu như chỉ có một phương án phát triển duy nhất là biến thành kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhưng thực tế lại cho thấy kinh tế thị trường được phát triển dưới nhiều mô hình khác nhau:

 Mô hình kinh tế thị trường tự do  Mô hình kinh tế thị trường - xã hội

 Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (ở Trung Quốc) hay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (ở Việt Nam)

3.1 Mô hình kinh tế thị trường tự do

 Thị trường tự do là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế và quy định của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản. Thị trường tự do ngược lại với thị trường có kiểm soát, trong đó nhà nước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thể được sử dụng, định giá giá cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào cơ chế sở hữu tư nhân. Những người ủng hộ thị trường tự do về mặt truyền thống xem thuật ngữ này ngụ ý rằng các phương tiện sản xuất là thuộc tư nhân, không phải thuộc kiểm soát của nhà nước.

 Mô hình thị trường tự do được thực hiện ở hầu hết các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và bắc Mỹ. Mô hình này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân và tự do cạnh tranh

 Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân vận hành dưới sự điều tiết của “bàn tay vô hình”.

 Chức năng chính của nhà nước là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường tự do vận hành thuận lợi nhất

 Trong mô hình này, trong khi vai trò động lực phát triển của lợi ích tư nhân, lợi ích cá nhân được đề cao thì vai trò “bánh lái” của sự điều tiết, định hướng phát triển của nhà nước lại tương đối bị xem nhẹ so với các mô hình khác.

3.2 Mô hình kinh tế thị trường - xã hội.

- Phổ biến ở: Tây- Bắc Âu (Đức, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan), và một số nước khác (Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ)

Đặc trưng nổi bật:

- Mục tiêu xã hội và phát triển con người được xem là mục tiêu chính của quá trình phát triển kinh tế thị trường.

- Nhà nước dẫn dắt thị trường nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế; mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.

+ Mô hình kinh tế thị trường xã hội phản ánh xu thế tất yếu của sự phát triển: Đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, để giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát triển thì trong cơ chế vận hành của kinh tế thì trường cần có “bánh lái” để định hướng “động cơ” phát triển đi đúng quỹ đạo.

3.3 Mô hình kinh tế thị trường XHCN (hay định hướng XHCN): - Hai nước đang thực thi loại mô hình kinh tế thị trường này:

o Việt Nam: kinh tế thị trường định hướng XHCN o Trung Quốc: kinh tế thị trường XHCN

- Mô hình hình được thể hiện rõ qua vài khía cạnh chính của nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc. Quá trình phát triển đường lối này của Trung Quốc gắn liền với việc từng bước đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, được tiến triển qua 4 giai đoạn:

♦ Gđ 1978-1984: “lấy kinh tế kế hoạch làm chính, lấy điều tiết thị trường làm bổ trợ” bước chuyển

mang tính đột phá

♦ Gđ 1984-1993: “nền kinh tế XHCN là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu” ♦ Gđ 1993-2003: xây dựng “thể chế kinh tế thị trường XHCN”

♦ Gđ từ 2003-nay: khẳng định “nền kinh tế thị trường XHCN” đi liền với việc xác định khung thể chế cơ bản của nền kinh tế thị trường XHCN bao gồm các yếu tố:

- Mang tính đa dạng sở hữu, với các đặc trưng: lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều chế độ sở hữu khác cùng phát triển, hình thức cơ bản của chế độ công hữu là chế độ cổ phần.

- Người lao động tự chủ lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết việc làm và chính phủ thúc đẩy việc làm. - Phân phối theo lao động là chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại, chú trọng giải quyết vấn đề chênh lệch thu nhập.

- Nhà nước kiểm soát vĩ mô nền kinh tế.

- Hiến pháp: cơ sở pháp lý chiếm vị trí chủ đạo.

Thực chất và nội dung của nền kinh tế thị trường XHCN của TQ được làm rõ từng bước và đồng thời trên cả 3 mặt: lý luận, đường lối và thực tiễn

 Các vấn đề của nền knh tế được giải quyết trên cơ sở thay đổi nhận thức về chế độ kinh tế cơ bản, chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu.

4. Một số nhận xét khái quát về quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường thông qua ba mô hình cơ bản

Thực tiễn phát triển và lý luận kinh điển của Mác đều khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, đối với bất kỳ quốc gia nào chưa trải qua kinh tế thị trường, để giải quyết được vấn đề phát triển, trước hết phải phát triển kinh tế thị trường theo đúng nghĩa; phải tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát huy cao nhất năng lực phát triển của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chỉ trên cơ sở đó, xét theo mục tiêu chiến lược, mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhờ đó, có điều kiện vật chất và tinh thần để đáp ứng các mục tiêu xã hội và nhân văn.

- Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phát triển theo một phương án duy nhất ( phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa), cũng không theo một mô hình đơn nhất (thị trường tự do). Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mô hình phát triển kinh tế thị trường khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn cảnh phát triển cụ thể của quốc gia – dân tộc. Một quốc gia đi sau không nhất thiết phải

vận dụng cứng nhắc các nguyên lý lý luận; cũng không nhất thiết rập khuôn các mô hình kinh tế thị trường có sẵn ở đâu đó, dù là mô hình hiệu quả, để giải quyết các vấn đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình.

- Trong quá trình tiến hóa về mặt mô hình của kinh tế thị trường trên thế giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của kinh tế thi trường. Đó là

+ Ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội – con người.

+ Thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước.

- Trên thực tế, xu hướng này cũng thể hiện trong cả quá trình phát triển của các nền kinh tế đi theo mô hình kinh tế thị trường tự do.

- Việc khẳng định tính phổ biến trong các mô hình kinh tế thị trường đặc thù hàm ý rằng việc lựa chọn mô hình thị trường định hướng XHCN là đúng với xu hướng chung của loài người.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w