III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM
- Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
- Vai trò của nông nghiệp:
+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người và và đảm bảo điều kiện cho sự phát triển ổn định KT- XH + Cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị
+ Nông nghiệp đóng góp vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước + Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
Những khái niệm cơ bản
- Phát triển bền vững: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệ môi trường. Các tiêu chí tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là 1 quá trình phức hợp bao gồm: + Tính bền vững của chuỗi lương thực
+ Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước
+ Khả năng tương tác thương mại để đảm bảo cuộc sống đủ và an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.
Trước những biến đổi của nền kinh tế và những vấn đề mới đặt ra cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cần phải có nhận thức sâu sắc và tổng quát về phát triển nền nông nghiệp vừa đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc lại vừa đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đó chính là việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững. Phát triển nền nông nghiệp bền vững đang được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia.
Nhận thức mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn:
- Phát triển nông nghiệp theo nhận thức mới là phải bảo đảm được 2 vấn đề: Cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học
- Phát triển nông thôn theo nhận thức mới là nông dân phải có phương kế sinh sống bền vững và được sống trong hệ sinh thái lành mạnh.
- Do ảnh hưởng của xu thế phát triển mạnh của kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên bên cạnh nông nghiệp, kinh tế nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp như tiểu,thủ công nghiệp và dịch vụ. Điều đó dẫn đến sự đa dạng hóa ngành nghề trong kinh tế nông thôn, dẫn đến sự thay đổi về số lượng tuyệt đối cũng như tỉ trọng trong dân số nông thôn làm nông nghiệp thuần.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
- Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
- Trong nông nghiệp có sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế. Trong đó kinh tế hộ nông dân có vai trò đặc biệt quan trọng.
- Nền nông nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng lạc hậu tiến lên xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.