- VN sẽ mở rộng được thị trường xuất khẩu
Chỉ tính trong phạm vi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) kim nghạch xuất khẩu của ta sang các nước thành viên cũng đã tăng đáng kể. Kim nghạch thương mại xuất khẩu Việt Nam -ASEAN tăng trung bình 15,8% hằng năm.
Kết quả xuất khẩu năm 2008 (thời kỳ khủng hoảng kinh tế) vẫn đáng rất khích lệ, cho dù nền kinh tế toàn cầu có ảm đạm. Các số liệu 11 tháng đầu năm cho thấy kim nghạch xuất khẩu đã tăng ấn tượng ở mức 34%. - Thể chế kinh tế thị trường sẽ được hoàn thiện hơn
- Chính sách kinh tế, cơ chế quản lý sẽ được minh bạch hơn
Một trong những chính sách kinh tế là tăng cường tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, trong năm 2009, tổng mức ODA dành cho Việt Nam dành cho Việt Nam cam kết đạt 8.063.85 tỷ USD. Trong đó, Ngân hàng thế giới (WB) trở thành tài trợ lớn nhất với mức 2.498 tỷ USD. Nhật Bản công bố viện trợ 1.64 tỷ USD trong khi Liên minh Châu Âu (EU) công bố mức hơn 1 tỷ USD, trong do Pháp tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất trong khối này với 378.26 triệu USD. Trong khi đó, Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB) dành 1.479 tỷ USD dành cho Việt Nam.
- Có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu
Một trong những ví dụ điển hình về cơ hội này là Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở NewYork,Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiêp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Có điều kiện hơn để thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng:”Việt Nam muốn làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Một trong những thành tựu đáng kể nhất là sau hơn một thập niên triển khai các hoạt động hội nhập: Trước đây, Việt Nam chỉ có quan hệ chủ yếu với Liên Xô và các nước Đông ÂU. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục. VN cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, VN
cũng có quan hệ thương mại 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp quốc, Việt Nam đóng vai trò làm ủy viên ECOSOC, ủy viên hội đồng chấp hành UNDP,UPU…Đặc biệt, từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 cuả Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Đây là một bước ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
3.2 Những thách thức sau khi hội nhập kinh tế quốc tế
• VN chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư.Ví dụ: Đường của VN xuất xưởng năm 1999 là 340-400USD/tấn nhưng giá nhập khẩu chỉ có 260-300USD/tấn (giá nhập khẩu rẻ hơn giá xuất xưởng 20-30%), giá sắt thép trong nươc sản xuất bình quân 300USD/tấn nhưng nhập khẩu chỉ 285USD/tấn. Giá xi măng VN 840 ngàn đồng/tấn trong khi nhập khẩu 630 ngàn đồng/tấn.
• Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước; một bộ phận dân cư ít được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực; một bộ phận doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể tăng lên; khoảng cách giàu-nghèo, mức sống giữa nông thôn và thành thị có thể dãn ra hơn, từ đó có thể dẫn đến những yếu tố gây bất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa. • Những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa trên thế giới sẽ tác động mạnh và nhanh đến thị trường trong nước khủng hoảng kinh tế. Phân tích: Sự suy giảm chung của nền kinh tế thế
giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, mà tác động tổng hợp có thể sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp gia tăng. Điều này chắc chắn sẽ tác động tới mọi tầng lớp dân cư Việt Nam, trong đó tầng lớp công nhân lao động sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra, các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, công suất thừa ra sẽ như thế nào? Thị trường lao động bị ảnh hưởng sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội … tiêu dùng giảm sút. Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sự sụt giảm sẽ kéo theo sự sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình.
• Đội ngũ cán bộ công chức nước ta còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt chúng ta đang thiếu đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa đào tạo chiếm tỷ trọng lớn.
• Thách thức về chế độ chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và việc giữ vững định hướng XHCN, đảm bảo quốc phòng an ninh, bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái. Phân tích: Về mặt hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc: xu thế toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập với quốc tế thông qua “siêu lộ” thông tin với mạng internet, một mặt tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, cộng đồng ở mọi nơi nhanh chóng trao đổi với nhau về hàng hóa, dịchvụ…Qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ. Mặt khác, quá trình trên cũng là mối nguy cơ đến sự đồng hoá các hệ thống giá trị, tiêu chuẩn, làm suy kiệt khả năng sáng tạo cuả nền văn hóa. Nguy cơ nói trên lại càng tăng gấp bội khi một siêu cường nào đó tự xem giá trị văn hoá của mình là ưu việt, từ đó nảy sinh thái độ ngạo mạn và ý đồ áp đặt các giá trị của mình cho các dân tộc khác bằng một chính sách có thể gọi xâm lược văn hóa. Trước tình hình đó chúng ta không thể rút lui về chính sách đóng cửa, khước từ giao lưu, trao đổi và đối ngoại với bên ngoài. Ngược lại, với bản lĩnh vốn có của dân tộc: “hoà nhập chứ không hoà tan”, tiếp thu những yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học tiến bộ từ các nước khác.Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tỉnh táo để phản đối những văn hoá ngoại lai không phân biệt tốt hay xấu dẫn đến mất gốc lai căng về văn hóa gây ra hậu quả xấu. Như vậy, chỉ có trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị ưu tú và đi đôi tiếp thu văn hoá của nhân loại thì văn hóa VN ngày nay mới có thể đóng vai trò vừa là mục tiêu ,động lực và điều tiêt sự phát triển kinh tế xã hội. 3.3 Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo
• Mục tiêu cơ bản: là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh
tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu:
- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò của đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển nhanh mạnh mẽ vác thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp hành chính. - Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
• Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. - Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường. - Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.4 Những chủ trương chính sách lớn
a) Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
Tận dụng các ưu đãi từ WTO, hội nhập từng bước, dần dần mở của thị trường theo lộ trình hợp lý b) Khẩn trương hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế
- Đảm bảo hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế phù hợp vơi các nguyên tắc, quy định của WTO. - Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Tiếp tục cải thiển môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy nhà nước.
c) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm hội nhập kinh tế quốc tế - Về phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Một trong ba đột phá chiến lựơc là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”.
Chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng để hu hút chuyên gia giởi, người Việt định cư nước ngoài và người nước ngoài.
Điều chỉnh cơ cấu và quy mô sản xuất trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường.
Ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Nâng cao trình độ kinh doanh, củng cố chế độ hoạch toán, kiểm toán nội bộ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Nông nghiệp: Khai thác lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Công nghiệp: Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa.
Dịch vụ: Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ: tài chinhs, viễn thông, thương mại, du lịch… d) Phải đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định bền vững
Nâng cao hoạt động đối ngoại, đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập.
e) Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập - Kiểm soát và xử lý các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh.
- Kết hợp giữa giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc. f) Giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thành lập các hiệp hội về môi trường.
g) Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong quá trình hội nhập
- Xây dựng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.
- Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, chủ động ngăn chặn các âm mưu hoạt động chống phá. - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.
h) Hoàn thiện các thiết chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vận hành hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của nhà nước.