QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 80)

Đại hội VII của Đảng đã xác định:” Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế”.

Bộ chính trị ra Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 05/06/1993: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi

với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển. “

Đại hội VIII của Đảng đã xác định:” Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lước về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài”

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: về vị trí vai trò của biển, đảo và sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triên kinh tế biển: “ Xây dựng chiến lược kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù hơn 1 triệu Km2 lục địa, Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tấ biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu, thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo tiến ra biển khơi…”

Đại hội X của Đảng đã xác định: “ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điển trong những ngành có lợi thế so sánh để sớm đưa nước ta thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển, đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản”. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có nền kinh tế biển mạnh trong khu vực, chúng ta phai đẩy mạnh phát triển kinh tê biển một cách toàn diện nhưng không dàn trải, cào bằng giữa các lĩnh vực thuộc kinh tế biển; quá trình xây dựng và tổ chức kinh tế biển phải được xác định và tập trung đầu tư cho những ngành, những lĩnh vưc trọng tâm, trọng điểm, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng an ninh

Hội nghị Trung ương 4 (khóa X)của Đảng thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với 4 ngành kinh tế trọng điểm: dầu khí, du lịch, hàng hải, khai thác hải sản. Mục tiêu đến năm 2020:

- Kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội

- Cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

Đại hội XI tiếp tục nhấn mạnh: phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020

- Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển.

- Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia.

Quan điểm chung về phát triển kinh tế biển VN trong những năm tới:

Một là, xây dựng VN trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại

Hai là, tiếp tục mở cửa, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện.

Ba là, coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển

Mục tiêu chủ yếu của kinh tế biển:

mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Cụ thể:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi khai thác biển, nhằm góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển

Thứ hai, nâng tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển và vùng ven biển trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thứ ba, phát triển nhanh kinh tế - xã hội ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 80)