CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 63)

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI MỚ

Sự hình thành và phát triển chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều nghị quyết của Đảng đã bàn tới vấn đề này, qua đó góp phần bổ sung hoàn thiện hơn quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

- Đại hội VI (12/1986): “Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp”.

- Đại hội VII: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”. - Đại hội IX: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”.

- Đại hội X: “phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

- Đại hội XI: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn 2.1. Mục tiêu đến năm 2020

Nghị quyết 26-NĐ/TƯ ngày 5-8-2008 nêu lên mục tiêu tổng quát về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài

- Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội - Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn - Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu ra mục tiêu phát triển nông nghiệp đến 2015 như sau: - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cà rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch.

- Xây dựng nông thôn mói: quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư.

- Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho ngưòi nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí họp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển.

- Phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2.6 - 3%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1.8-2 lần so với năm 2010. Nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết 26-NQ/TW đã nêu ra những nhiệm vụ và giải pháp cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn vói phát triển các đô thị. - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn. - Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đổng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

a. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên tục trong nhiều năm, bảo đảm phát triển ổn định kinh tế đất nước.

- Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua: trong suốt 10 năm (1989 - 1999) tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%/ năm và từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,4%/ năm, giá trị tăng thêm tăng 3,8% năm. Khái quát bức tranh chung của nông nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua đó là: nhịp độ tăng trưởng liên tục song vẫn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững lâu dài. - Hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực: đất nông nghiệp, nhân lực, nguồn lực vốn, nguồn lực khoa học - công nghệ

- Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như lúa gạo ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thuỷ sản ở Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long…. Bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thì nông nghiệp của Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế.

b. Đời sống kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm

- Thu nhập của các hộ nông dân tăng, điều kiện sống được cải thiện rõ rệt. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2011 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước là 12,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2010, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của khu vực thành thị là 5,1%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn là 15,9%.

- Nhiều chính sách tạo điều kiện cho con em các hộ gia đình nghèo nông thôn được vay vốn, tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn được ban hành.

- Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực nông nghiệp đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện như hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở giáo dục và y tế… Hệ thống y tế cơ sở các vùng nông thôn được đầu tư phát triển, nhiều bệnh dịch được phát hiện và khống chế kịp thời. Nhiều trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đưa dịch vụ y tế đến với người dân, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Tại các xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010, diện mạo y tế nông thôn có bước thay đổi, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đồng bộ, hiệu quả; công tác VSATTP, vệ sinh môi trường có chuyển biến tích cực, công tác phòng, chống dịch bệnh được đảm bảo, khả năng sơ cứu và khám, chữa bệnh (KCB) được nâng cao. Nhưng nói chung, chất lượng sử dụng các kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp so với thành thị.

c. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hưởng tích cực

- Các sinh hoạt lễ hội, hoạt động tôn giáo được tôn trọng, các làng nghề truyền thống được bảo tồn phát triển. - Thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng, các khía cạnh khác nhau của văn hóa được khôi phục và phát triển.

d. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đạt được nhiều kết quả

- Những thành tựu về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Công tác lai tạo, bảo tồn và phát triển các nguồn giống tốt phục vụ cho sản xuất đã được phát triển mạnh.

Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh nhiều loại nông sản còn thấp. Việc tăng trưởng dựa trên cơ sở khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm. Hiện nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo trong các loại cây trồng. Ngành chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các ngành sản xuất phục vụ nông nghiệp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới và thiếu liên kết chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. Tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn thấp.

- Sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán. Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn rất phân tán, manh mún, chủ yếu là sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế không cao. Những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết cho nông nghiệp, nông thôn

a. Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn

- Từ năm 2001-2005, có 366,44 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các KCN, đô thị, kết cấu hạ tầng (chiếm 3.89% diện tích).

- Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay khoảng hơn 9 triệu ha. Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có khoảng 33.971.000 người.

- Ở một số địa phương, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh → diện tích đất bình quân trên đầu người thấp. b. Phân hóa giàu – nghèo bất bình đẳng xã hội tăng

- 70% dân số cả nước tập trung ở vùng nông thôn nhưng thu nhập chỉ bằng ½ của dân cư sống ở thành thị. - Thu nhập của cư dân nông nghiệp còn thấp, chênh lệch mức sống có xu hướng gia tăng, lao động nông nghiệp ngày càng dư thừa. So với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân thì thu nhập của người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp là thấp nhất, giai đoạn 2001-2006, thu nhập bình quân chỉ đạt 286 nghìn đồng/người/ tháng. Bên cạnh mức thu nhập thấp thì sự gia tăng chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị đối với khu vực nông thôn cũng không ngừng gia tăng, lượng lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp cũng đang tăng lên nhanh chóng. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tiếp tục giãn rộng (năm 2002: 6 lần, năm 2004: 6.4 lần, năm 2006: 6.5 lần)

- Tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Xã hội phân hóa sâu sắc, nguy cơ dẫn đến những vấn đề xung đột... c. Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không bền vững gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa chú trọng đến việc xử lý chất thải. Chất thải không được xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật...

- Lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đang làm ô nhiễm và suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do chạy theo các lợi ích trước mắt mà hiện nay hoạt động sản xuất nông nghiệp đang lệ thuộc quá nhiều vào các loại hoá chất. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hoá chất ngày từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch. Việc lạm dụng hoá chất quá mức đang làm cho môi trường bị ô nhiễm, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy kiệt.

- Tàn phá môi trường: săn đánh bắt thủy hải sản, chặt phá rừng vô tội vạ → môi trường sống và phát triển của sinh vật bị thu hẹp → nguy cơ khan hiếm, tuyệt chủng không phục hồi được.

- Phá rừng: xói mòn đất, diện tích cây xanh giảm, nhiệt độ tăng. d. Đời sống văn hóa xã hội có nhiều biểu hiện suy thoái

- Tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, tính thần của cộng đồng dân cư nông thôn. Nhiều quan hệ cộng đồng tốt đẹp đã bị phá vỡ. Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, biến dạng, gây ảnh hưởng tiêu cực. Nếp sống trong sạch bị xem nhẹ. Một bộ phận nông dân bị tha hóa về đạo đức, có lối sống thực dụng.

- Tác động mạnh đến an ninh trật tự ở nông thôn. Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp.

- Những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộc sống khiến các hoạt động mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục. Chúng làm giảm tính thiêng liêng, trong sáng của các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tác động tiêu cực đến đời sổng văn hóa tinh thần.

Chương trình nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở.

Đặc trưng của nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao.

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. - An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, quản lý dân chủ.

- Chất lượng hệ thống chính trị, xã hội được nâng cao.

Chương trình được thực hiện thí điểm chương trình nông thôn mới tại 11 xã, 11 tỉnh thành trong cả nước. Những hạn chế trong chương trình xây dựng nông thôn mới

- Mục tiêu của chương trình chưa rõ ràng. - Kết quả thấp.

- Bất cập về vốn.

- Nặng về phát triển cơ cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, tăng thu nhập, văn hóa và môi trường.

- Chưa có nhiều chuyển biến về sản xuất.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, vấn đề nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w