THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 79)

Với vị trí đắc địa và có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên đa dạng phong phú của biển nước ta sẽ là những tiềm năng và cơ hội quan trọng trước mắt cũng như lâu dài cho phát triền kinh tế biển để làm giàu. Tuy nhiên, việc biến tìm năng, lợi thế thành hiện thực và phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững đang là những cơ hội song cũng đầy thách thức:

Một là, quy mô kinh tế biển nước ta chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng giá trị sản phẩm hang năm còn nhỏ bé. Tính trung bình trên 1 Km2 biển, chúng ta mới chỉ đạt bằng 1/20 của Trung Qúôc; 1/94 của Nhật Bản; 1/7 của Hàn Quốc và 1/20 kinh tế biển của thế giới.

Hai là, tình hình sử dụng biển và hải đảo còn thiếu bền vững do khai thác tự phát; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ, hải sản dang giảm sút khá ngiêm trọng. Chị hơn 15 năm trở lại đây, diện tích các rạng san hô giảm đến gần 20%. Các thảm cỏ bỉên cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng suy giảm, nhiều vùng biển bị ô nhiễm nặng. Cùng với dầu tràn, ô nhiễm từ các hoạt động vận tải trên biển, các nguồn thải từ đất liền đang đe doạ nhiều vùng biền nước ta. Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triền kinh tế hang hải, nuôi trồng thuỷ sản, phát triền du lịch biền, xây dựng hệ thống cảng ven biển, phát triển nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ven biển, tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao sẽ gia tăng mạnh và áp lực lên nguồn tài nguyên ưu đãi này, và làm suy kiệt các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường biền là những vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết trong quá trình tiến ra biển và lớn mạnh từ biển. Những điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh, mất đi lợi thế trong thu hút đầu tư của Việt Nam.

Ba là, các ngành kinh tế lien quan trực tíêp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thuỷ, hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển,sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển ( như thong tin, tìm kiếm cứu nạn hang hải, dịch vụ viễn thong công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, xuấr khẩu thuyền viên, ..v.v…), chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ.

Bốn là, vấn đề đảm bảo cuộc sống cho cư dân ven biển : Đời sống của một cộng đồng dân cư ven bờ biển, hải đảo gặp khó khăn do gặp rủi ro thiên tai, mức độ an sinh thấp. sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý vùng bờ còn thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biền và mặt nươc biền ven bờ cho người dân. Sự cạnh tranh phát triền giữa các địa phương trong vùng và cạnh tranh quốc tế, cạnh tranh trong thu hút đầu tư bằng mọi giá cũng là một thách thức cho sự phát triển bến vững.

Năm là, du lịch biền là một tìêm năng kinh doanh lớn ở nước ta nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế.

Sáu là, về cơ sở hạ tầng, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biền, nối liền các thành phố khu kinh tế, khu công nghiệp ven biền thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo còn bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế,khu công nghiệp ven biền đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học- công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, các trung tâm tìm kíêm cứu hộ, cứu nạn… được trang bị thô sơ.

Bảy là, thiếu hụt nguồn năng lượng có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển. Chất lượng năng lực nhìn chung còn thấp về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 79)