Đánh giá chung: * Thành tựu:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 59)

II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

b.Đánh giá chung: * Thành tựu:

quả, trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

- Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

Sáu là, bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường tự nhiên được xác định.

- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực song, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiêm môi trường. Hoàn chỉnh luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lí ô nhiễm.

- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

b. Đánh giá chung:* Thành tựu: * Thành tựu:

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa và hiện đại hóa:

Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông lâm và thủy sản giảm( tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010; tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 21,6% năm 2010)

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000-2010 tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,1% lên 22,4%; nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65,1% xuống còn 48,2%.

Những thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc đọ tăng trưởng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể và đạt 1.365 USD/người năm 2001. Tình trạng thất nghiệp giảm. Đời sống vật chất tinh thần của con người được nâng cao..

Những thành tựu trên đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

* Hạn chế:

Ngoài những thành tựu đã đạt được, công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: Tốc đọ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp so với khả năng và thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao mà tài nguyên đất đai bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu hiện đại. Cơ cấu thành phần kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng…

Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Chất lượng công tác quy hoạch còn rất thấp chuă phù hợp với kinh tế thị trường..

Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

*Nguyên nhân:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư và quản lý điều hành của nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; công tác dự báo chưa tốt.

Chính sách giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất nguồn lực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực trở thành điểm nghẽn phát triển kinh tế.

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém. Mục lục

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Đường Lối Đảng (Trang 59)