Giới thiệu hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 53)

- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý

3.1.1.Giới thiệu hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1.Giới thiệu hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Vùng QL - PH nằm về phía Tây Nam ĐBSCL, bao gồm diện tích của 3 tiểu vùng là QL - PH, Ba Rinh–Tà Liêm và Tiếp Nhật thuộc địa phận chính tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Với tính chất gắn kết chặt chẽ về thuỷ lực của một hệ

thống công trình cống, kênh trong việc điều tiết nguồn nước, nên khi thiết lập vận hành hệ thống không thể tách rời sự ảnh hưởng của các tiểu vùng. Phạm vi vùng nghiên cứu được giới hạn bởi:

- Phía Bắc là kênh Chắc Băng, rạch Xẻo Chít, đoạn đầu kênh Quản Lộ Phụng Hiệp;

- Phía Đông là kênh Sóc Trăng – Phụng Hiệp – kênh Santard và sông Hậu; - Phía Nam là sông Mỹ Thanh, sông Nhu Gia và Quốc lộ 1A;

- Phía Tây là sông Trèm Trẹm.

Diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu là 374.479 ha bao gồm đất đai của 03 tỉnh là Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích mỗi tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng QL - PH (ký hiệu 3a trong Hình 3.1) bao gồm đất đai của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Kênh QLPH là kênh dẫn nước ngọt chính, trong khi đó kênh Cà Mau - Bạc Liêu là kênh dẫn nước mặn chính.

- Tiểu vùng Ba Rinh-Tà Liêm (ký hiệu 3b trong Hình 3.1) bao gồm đất đai của tỉnh Sóc Trăng. Tiểu vùng này nằm ở phía Đông của vùng QL - PH, ở giữa kênh Tân Lập và Phụng Hiệp. Đây là 3 kênh dẫn nước ngọt chính phục vụ tưới.

- Tiếp Nhật (ký hiệu 3c trong Hình 3.1) bao gồm đất đai của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở phía Đông của vùng Ba Rinh-Tà Liêm, ở giữa kênh Nhũ Gia và sông Hậu.

1. Đơn vị quản lý khai thác cấp hệ thống

Hiện nay quản lý cấp hệ thống là Hội đồng quản lý hệ thống QL – PH (do Bộ

NN&PTNT thành lập) thực hiện chức năng quản lý khai thác chung toàn hệ thống. Các thành phần tham gia hội đồng

- Cấp Trung ương tham gia là 6 người gồm lãnh đạo cấp Thứ trưởng 1 người, lãnh đạo Tổng cục, Vụ trực thuộc Bộ 4 người, lãnh đạo cấp Viện 1 người. - Cấp tỉnh tham gia mỗi tỉnh 4 người.

- Cấp huyện tham gia mỗi huyện 1 người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

của các cơ quan Trung ương và Địa phương, về lý thuyết đây phải là Hội đồng có quyền lực cao.

2. Đơn vị quản lý khai thác tại tỉnh Sóc Trăng

Đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh là Chi cục Thủy lợi với 14 cán bộ có trình

độđại học và trên đại học: 9 người, cao đằng: 3 người, trung cấp: 2 người. Trực tiếp quản lý vận hành khai thác các hệ thống CTTL lớn, CTTL liên huyện hiện nay do Công ty cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng đảm nhiệm.

Công ty cổ phần thủy lợi Sóc Trăng trước đây là Doanh nghiệp nhà nước

được giao nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chuyển

đổi sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đến cuối năm 2003 Công ty chuyển thành Công ty cổ phần thủy lợi Sóc Trăng (do UBND tỉnh Sóc Trăng thành lập) chủ

yếu để tư vấn, thi công công trình.

3. Đơn vị quản lý khai thác tại Bạc Liêu

Đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh là Chi cục Thủy lợi với 33 cán bộ, trình độ đại học trở lên: 19 người, cao đẳng: 10 người và 4 người trình độ trung cấp. Trực tiếp quản lý vận hành khai thác các hệ thống CTTL lớn, CTTL liên huyện hiện nay do Trung tâm quản lý KTCTTL Bạc Liêu đảm nhiệm.

Trung tâm quản lý KTCTTL Bạc Liêu (do UBND tỉnh Bạc Liêu thành lập) là

đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện công tác quản lý KTCTTL trên địa bàn. Tổng số lao động hiện nay Trung tâm có với 63 cán bộ, trình độ đại học và trên đại học: 35 người, trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật: 28 người.

4. Đơn vị quản lý khai thác tại tỉnh Cà Mau

Đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh là Chi cục Thủy lợi bao gồm 32 cán bộ

trong đó có 18 cán bộ trình độ đại học trở lên và 14 cán bộ trình độ trung cấp. Trực tiếp quản lý vận hành khai thác các hệ thống CTTL lớn, CTTL liên huyện hiện nay do Trung tâm quản lý KTCTTL Cà Mau đảm nhiệm.

Trung tâm quản lý KTCTTL Cà Mau (do UBND tỉnh Cà Mau thành lập). Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục thủy lợi. Tổng số lao động hiện có 56 cán bộ với 16 cán bộ trình độ đại học trở lên và 40 cán bộ trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đây được xem là điểm khác biệt giữa Cà Mau với các tỉnh khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

thuộc vùng ĐBSCL là các tổ chức quản lý KTCTTL trực thuộc UBND tỉnh hoặc trực thuộc Sở NN&PTNT hoặc không có tổ chức quản lý KTCTTL.

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Địa hình khá bằng phẳng, cao độ đất thấp (0,5 – 0,8m) với hệ thống kênh rạch chằng chịt, vùng dự án chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn từ 2 phía biển Đông và biển Tây. Đất trong khu vực chủ yếu là đất phèn tiềm tàng và đất mặn. Lượng mưa bình quân năm của vùng dự án khoảng 2000mm là tương đối lớn so với các vùng khác ởĐBSCL. Vào mùa khô từ tháng XII đến tháng V lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 8-10% lượng mưa năm, kết hợp triều cường gây xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt phần lớn diện tích trong vùng dự án. Vào mùa mưa từ tháng VI đến tháng XI, lượng mưa tương đối lớn và tập trung, kết hợp với địa hình thấp và ảnh hưởng thuỷ triều đã gây khó khăn về mặt tiêu úng, xổ phèn và giữ ngọt cho các vùng trũng của khu vực.

Triều biển Đông (đi vào qua kênh Quản Lộ Phụng Hiệp và sông Hậu có dao

động từ 2-3 m) là dạng Bán nhật triều và có ảnh hưởng lớn đến chếđộ thủy văn của Vùng dự án. Với địa hình phẳng, cao độ thấp từ 0,5 đến 0,8 m so với mực nước biển. Vùng này có mật độ kênh rạch cao và ảnh hưởng bởi sự truyền triều và xâm nhật mặn cả từ biển Tây và biển Đông.

Đất chủ yếu là Đất axit tiềm tàng và Đất mặn. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.000 mm, cao hơn các vùng khác trong ĐBSCL. Lượng mưa lớn và tập trung kết hợp với địa hình thấp là nguyên nhân của tình trạng ngập úng, khó khăn trong tiêu thoát nước và thau chua, đồng thời gây khó khăn cho việc sự dụng nước ngọt.

Quy hoạch nông nghiệp và thủy sản trên phần đất thuộc mỗi tỉnh tại vùng giáp ranh còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự tranh chấp trong sử dụng nước (giữa sử

dụng nước ngọt - nước mặn). Do đó việc thành lập đơn quản lý vận hành cho dự án QL - PH là thực sự cần thiết, nó giúp cho sự phối hợp giữa các tỉnh chặt chẽ hơn và vận hành mang tính hệ thống hơn, và giúp cho Ban chỉ đạo quản lý hệ thống có những quyết định mang tính thống nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Với điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, trước kia việc sản xuất chủ yếu dựa vào nghề nông, sản xuất 1vụ lúa vào mùa mưa với năng suất thấp. Do vậy, mức sống của người dân địa phương rất thấp.Việc thiếu nước ngọt trong mùa khô, cùng với các điều kiện thấp kém khác về vệ sinh, giáo dục đã góp phần gây ra sự nghèo

đói và lạc hậu của người dân trong vùng dự án. Hiện nay, nhờ có hệ thống thuỷ lợi

được đầu tư mạnh mẽ trong những năm của thập niên 90 nên sản xuất nông nghiệp

đã có những bước phát triển đáng kể. Diện tích 2 và 3 vụ lúa hiện nay đạt 180.000 ha chiếm 60% diện tích canh tác, đất nuôi trồng thuỷ sản 33.000ha chiếm 10% diện tích canh tác. Từ năm 2001 trở lại đây, sản xuất trong vùng đã có sự chuyển biến mạnh điển hình là diện tích nuôi tôm nước mặn ở khu vực phía tây QL - PH và ven biển thuộc tiểu vùng Tiếp Nhật. Lợi nhuận của mô hình kết hợp tôm – lúa cao hơn hẳn so với trồng lúa nhưng sản xuất chưa thật ổn định gặp nhiều rủi ro, tranh chấp mặn ngọt và gây khó khăn cho công tác vận hành cống điều tiết nước.

3.1.1.3. Diễn biến xâm nhập mặn, chua phèn

a) Diễn biến xâm nhập mặn

1. Trước khi có hệ thống cống ngăn mặn

- Nguồn mặn biển Đông truyền vào các kênh rạch vùng QL-PH theo các kênh rạch, quan trọng nhất là 2 sông chính: sông Mỹ Thanh và sông Gành Hào và một số kênh rạch thông với sông Hậu (đoạn từ cửa biển đến Đại Ngãi). Kết quảđo mặn các giai đoạn 1979-1983, 1989-1994 cho thấy hướng truyền mặn như sau:

Bảng 3.1. Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 tuyến Mỹ Thanh Xẻo Chít - Cái Lớn Đặc trưng Mỏ Ó Mỹ Thanh Thạnh Phú Mỹ Phước Ba Đình Đông Yên Xẻo Rô Smax 20,4 16,7 14,7 14,3 15,2 13,1 14,6 Smin 15,9 14,4 13,1 11,8 12,0 7,8 7,0 Nguồn: Tổng cục Thủy lợi

Từ sông Mỹ Thanh: i) hướng truyền lên theo rạch Nhu Gia lên Thạnh Phú; ii) hướng truyền vào rạch Chàng Ré lên Thạnh Trị; iii) hướng truyền dọc theo sông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

chính lên Bạc Liêu. Tại đây nước mặn truyền đi theo 2 hướng: hướng truyền lên phía Bắc theo kênh Ngan Dừa - Bạc Liêu, hướng truyền theo kênh Bạc Liêu - Cà Mau về phía Vĩnh Lợi.

Từ sông Gành Hào: i) hướng truyền vào kênh Gành Hào - Giá Rai lên Hộ

Phòng, sau đó truyền lên Ninh Quới; ii) hướng truyền lên kênh Tắc Vân; iii) hướng dọc theo sông chính Gành Hào lên tới Cà Mau.

Bảng 3.2. Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 tuyến Gành Hào - Hộ Phòng - Cái Lớn Đặc trưng Gành Hào Thới Phong Chủ Chí Phước Long Ba Đình Đông Yên Xẻo Rô Smax 28,2 28,0 25,9 22,1 15,2 13,1 14,6 Smin 25,7 25,0 23,6 19,3 12,0 7,8 7,0 Nguồn: Tổng cục Thủy lợi

Ngoài ra, phần lớn các kênh thông với biển còn bỏ ngỏ cũng là điều kiện thuận lợi cho nước biển xâm nhập vào nội đồng, tuy nhiên do kênh cạn nên mức độ

xâm nhập của nước biển cũng có những hạn chế nhất định.

- Nguồn mặn biển Tây truyền vào thông qua sông Cái Lớn vào rạch Ba Đình, Xẻo Chít sau đó lan truyền vào các kênh: Chắc Băng, Cộng Hoà, Vĩnh Lộc.

Bảng 3.3. Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 dọc tuyến kênh QL-PH

Đặc trưng Búng Tàu Ngã Năm Ninh Quới Phước Long Chủ Chí Cà Mau Smax 1,1 11,8 19,1 22,1 25,9 24,8 Smin 0,2 10,1 15,3 19,3 23,6 23,3 Nguồn: Tổng cục Thủy lợi 2. Sau khi có hệ thống cống ngăn mặn Hệ thống cống ngăn mặn biển Đông được thực hiện từng phần, từ vùng mặn ít đến vùng mặn nhiều. Diện tích hưởng lợi được tăng dần theo tiến độ xây dựng và hoạt động các cống ngăn mặn.

Giai đoạn 1994-1999

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

dụng ngăn mặn cho khu vực Mỹ Phước. Đường đẳng trị mặn 4,0 g/l bị đẩy lùi xuống khu vực Mỹ Tú.

- Năm 1995, hai cống Cái Trầu và Thạnh Trị được hoàn thành và hoạt động tốt, nguồn mặn xâm nhập từ sông Mỹ Thanh đã được chặn. Đường đẳng trịđộ mặn 4,0 g/l bịđẩy lùi xuống dưới cống Phú Lộc.

- Năm 1996, cống Cầu Sập hoàn thành, đã ngăn mặn biển Đông truyền vào thông qua kênh Bạc Liêu – Cà Mau. Tình hình mặn tại khu vực Ba Đình, Ngã Năm giảm đi rất nhiều. Đường đẳng trịđộ mặn 4,0 g/l lùi về phía Ninh Qưới.

Bảng 3.4. Độ mặn Max (g/l) hàng tháng 1983 và 1996 ở một số nơi

Tháng Xẻo Rô Gò Quao Ba Đình Ngã Năm Thạnh Trị Mỹ Phước 1983 1996 1983 1996 1983 1996 1983 1996 1983 1996 1983 1996 I 10,2 11,5 3,5 10,2 7,3 7,2 0,9 7,5 3,1 II 20,4 12,3 11,4 5,7 13,2 10,9 1,1 9,1 5,3 0,6 III 19,2 19,8 12,8 11,8 14,8 13,2 12,0 1,1 12,6 5,4 8,3 IV 18,0 21,5 16,1 14,3 22,3 8,3 13,0 0,8 13,8 3,9 12,0 9,6 V 11,8 8,4 8,9 4,4 18,1 2,9 17,1 2,9 17,7 2,0 14,8 3,8 VI 9,9 2,0 6,1 2,3 6,1 1,1 10,0 0,8 9,5 1,0 8,3 1,5 Nguồn: Tổng cục Thủy lợi Năm 1997, 3 cống: Vĩnh Mỹ, Chủ Chí và Mỹ Tú hoàn thành, trong đó chỉ có 2 cống: Vĩnh Mỹ và Mỹ Tú có tác dụng ngay, còn cống Chủ Chí chưa phát huy tác dụng do kênh Phó Sinh – Gía Rai vẫn còn thông với kênh Bạc Liêu – Cà Mau.

Năm 1998, cống Phó Sinh và Láng Trâm được hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đường đẳng trị 4,0 g/l bị đẩy lùi xuống Phước Long. Nguồn mặn xâm nhập vào kênh QLPH từ hướng Cà Mau và Bạch Ngưu, nên độ mặn 4,0 g/l kéo dài trong suốt mùa khô ở khu vực từ Phó Sinh – Cạnh Đền đến Cà Mau.

Năm 1999, cống Tắc Vân và Cà Mau hoàn thành và một số đập tạm được xây dựng. Nguồn mặn biển Đông xâm nhập vào vùng QL-PH cơ bản đã được ngăn chặn trong mùa khô năm 2000.

Tình hình xâm nhập mặn năm 2000-2001 đến nay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

về cơ bản đã ngăn mặn giữ nước ngọt dùng trong mùa khô. Tuy nhiên, những trở

ngại đáng kể trong mùa khô năm 2000 là vùng QL-PH còn ảnh hưởng mặn biển Tây xâm nhập vào khu vực phía Tây Bắc, tình hình thiếu nước ngọt ở khu vực trung tâm và khu vực phía Tây xảy ra, chất lượng nước bị suy giảm ở một số nơi do đóng cống lâu ngày đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống, tình hình sản xuất và phát triển kinh tế ởđây.

- Năm 2001, một số nơi trong vùng QL-PH chuyển đổi từ việc trồng lúa sang nuôi tôm, kết quảđem lại lợi ích kinh tế cao hơn rất nhiều so với lợi ích từ cây lúa. Nước mặn đã được chuyển vào kênh rạch và đồng ruộng. Do vậy, tình hình xâm nhập mặn diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi trong địa bàn vùng QL-PH. Độ mặn max tại một số nơi trên kênh QLPH đo được như sau: tại Phước Long 16,4 g/l; tại đầu kênh Vĩnh Lộc 11,2 g/l; tại ngã tư Ninh Qưới-Ngàn Dừa 2 g/l . Tuy nhiên, để hạn chế đến mức tối thiểu mâu thuẫn giữa khu vực trồng lúa và nuôi tôm, thời gian mở

cống lấy nước mặn được thực hiện theo lịch và mức độ trưởng thành của con tôm . Như vậy, trong khi chưa có đầy đủ các công trình thuỷ lợi nội đồng và các giải pháp thích hợp, việc lấy nước mặn phục vụ cho yêu cầu nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua không những đã ảnh hưởng đáng kểđến các vùng trồng lúa

ổn định lân cận thuộc tỉnh Sóc Trăng trong vùng QLPH, mà còn ảnh hưởng rất lớn

đến việc xây dựng Dự án phát triển thuỷ lợi ởĐBSCL.

- Mùa khô năm 2002, đểđảm bảo khu vực trồng lúa các đập tạm bằng đất đã

được đắp ở các đầu kênh cấp 2 dọc theo kênh Quản Lộ – Giá Rai, kênh QL-PH (đoạn từ Phước Long đến kênh Ngan Dừa) và dọc theo kênh Ngan Dừa (đoạn từ

Ninh Quới đến Xẻo Chít). b) Tình hình chua phèn 1. Giai đoạn trước năm 1994

Diện chua tập trung ở khu vực phía Tây vùng QL-PH, từ Ninh Qưới đến Cà Mau, trung tâm chua là khu vực dọc theo kênh Chắc Băng, thời gian chua (pH < 5)

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 53)