Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 103)

- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý

4.4.3.Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợ

2 Công trình được quản lý như thế nào 5/10 4/10 1/10 3 Công trình được khai thác ở mức nào 3/10 5/10 /

4.4.3.Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợ

4.4.3.1. Nâng cao năng lực, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản lý hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp

a) Cơ cấu tổ chức

- Quy định cụ thể danh tính các chức danh, các thành viên tham gia: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch (Lãnh đạo UBND 03 tỉnh trong vùng hệ thống), các thành viên Hội đồng (các cơ quan Trung Ương, các Sở, Ban, ngành, các Huyện 03 tỉnh trong vùng hệ thống) để có thể quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân người tham gia trong công tác triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng. Giải pháp này là cần thiết do trước đây không quy định cụ thể danh tính các thành viên tham gia Hội

đồng dẫn đến sự tham gia không đầy đủ và trách nhiệm theo quy định (các cơ quan chỉ quy định thành viên đại diện dẫn đến mỗi cuộc họp có thể lại cử các cá nhân tham gia khác nhau ảnh hưởng đến tính liền mạch các công việc cũng như trách nhiệm giải quyết công việc).

- Kiện toàn bộ máy Văn phòng thường trực theo hướng hoạt động chuyên trách đảm bảo đủ năng lực, trách nhiệm thực hiện công việc theo quy định. Giải pháp này là cần thiết bởi trước đây các thành viên thuộc Văn phòng thường trực toàn bộ là đang công tác tại các đơn vị, việc tham gia Văn phòng thường trực chỉ là kiêm nhiệm.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn

Ngoài những nhiệm vụ được quy định trong quyết định thành lập, tập trung thực hiện, bổ sung một số nhiệm vụ cụ thểđảm bảo phù hợp đặc thù HTTL QL-PH nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung về các đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn nguồn nước …) và tập quán canh tác sản xuất:

Hội đồng quản lý hệ thống

1. Kiến nghị về việc lập, bổ sung, sửa đổi quy trình vận hành hệ thống thuỷ

lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp để trình Bộ NN&PTNT ban hành, bổ sung, sửa đổi. 2. Chủ trì, phối hợp với 03 tỉnh trong vùng hệ thống thường xuyên xem xét,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

đánh giá công tác quản lý khai thác tại hệ thống, việc thực hiện quy hoạch thuỷ lợi, việc thực thi các chính sách nhằm phát hiện: các vấn đề đạt được để phát huy, các tồn tại để khắc phục, đưa ra định hướng và giải pháp thực hiện phù hợp các giai

đoạn và báo cáo, trình Bộ NN&PTNT điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, kịp thời. 3. Chủ trì, phối hợp với 03 tỉnh trong vùng hệ thống thường xuyên tổ chức thực địa, thực hiện điều tra khảo sát, kịp thời đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề: ngập lũ, mặn, sạt lở … trong hệ thống để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

4. Yêu cầu các đơn vị quản lý, KTCTTL thuộc 03 tỉnh trong vùng hệ thống

định kỳ cuối tháng/quý (có thể theo tuần hoặc theo ngày trong trường hợp xảy ra các vấn đề cấp bách: thời tiết bất lợi gây ngập lũ, mặn …, tranh chấp giữa các tỉnh) báo cáo cung cấp đầy đủ các thông tin hiện trạng, tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình tại mỗi tỉnh để xem xét triển khai các giải pháp quản lý khai thác chi tiết phù hợp giai đoạn, tình hình thực tế.

5. Khuyến nghị UBND các cấp, các Công ty (tổ chức) KTCTTL, TCHTDN của 03 tỉnh trong vùng hệ thống về các định hướng, chính sách quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL nói chung trên cả nước tại mỗi giai đoạn.

6. Tư vấn để Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với 03 tỉnh trong vùng hệ

thống giải quyết các tranh chấp có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ

các CTTL.

Văn phòng thường trực

1. Thường xuyên tổng hợp các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, khai thác và vận hành CTTL của 03 tỉnh trong vùng hệ thống để báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng Quản lý hệ thống.

2. Thường xuyên chủđộng, phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác của 03 tỉnh tổ chức thực địa điều tra khảo sát, nắm tình hình thực tế về quản lý khai thác, các vấn đề cấp bách đang xảy ra tại hệ thống, công tác sản xuất báo cáo Hội đồng quản lý hệ thống xem xét, chỉđạo các giải pháp cho phù hợp, kịp thời.

3. Chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp của Hội đồng.

4. Gửi các báo cáo, tài liệu liên quan cho các thành viên của Hội đồng trước khi họp Hội đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

5. Dự thảo Thông báo ý kiến cuộc họp để Chủ tịch Hội đồng ký và gửi Thông báo ý kiến đã được ký cho các thành viên Hội đồng, các tỉnh và các tổ chức có liên quan thực hiện.

6. Tổng hợp tình hình quản lý khai thác tại hệ thống các giai đoạn, các định hướng, chính sách mới nói chung để nghiên cứu, tư vấn cho Hội đồng quản lý hệ

thống ban hành các nội dung quản lý, khai thác hệ thống phù hợp các giai đoạn. c) Chếđộ làm việc

1. Hội đồng làm việc theo chếđộ hội nghị, mỗi năm họp ít nhất 02 lần (cuối mùa khô, mùa mưa) đểđảm bảo ra các quyết định vận hành hệ thống phù hợp theo mùa (nguồn và nhu cầu nước), tổ chức họp đột xuất (khi có vấn đề cấp bách cần xử

lý, yêu cầu triển khai các giải pháp mới). Hội nghị ra Nghị quyết, thông báo để Uỷ

ban nhân dân các cấp, Công ty (đơn vị) KTCTTL, TCHTDN của 03 tỉnh trong hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống triển khai thực hiện. Chánh Văn phòng thường trực làm thư ký các kỳ họp của Hội đồng.

2. Kiến nghị, kết luận của Hội đồng phải được đa số các thành viên của Hội

đồng tham dự họp thông qua. Trường hợp tuy chỉ có một nửa số thành viên đồng ý nhưng được Chủ tịch Hội đồng nhất trí được coi là khuyến nghị chung của Hội

đồng. Những ý kiến của thành viên Hội đồng khác với kiến nghị, kết luận của Hội

đồng cũng cần phải được phản ánh trong biên bản hội nghị. d) Tài chính phục vụ hoạt động cho Hội đồng

1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do 03 tỉnh trong hệ thống đóng góp trên cơ sở phân chia tỷ lệ phù hợp theo nguồn kinh phí hàng năm được cấp, thực tế yêu cầu quản lý khai thác tại mỗi tỉnh để phục vụ công tác quản lý chung toàn hệ thống của Hội đồng.

2. Hàng năm, căn cứ vào các nhu cầu kinh phí cho hoạt động của Hội đồng, Văn phòng thường trực Hội đồng lập dự toán kinh phí trình Bộ NN&PTNT phê duyệt để triển khai các hoạt động thực tế hàng năm.

3. Văn phòng thường trực Hội đồng có trách nhiệm thu, thực hiện chi và quyết toán khoản kinh phí hàng năm để đảm bảo tuân thủ các quy định về tài chính hiện hành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

4. Văn phòng thường trực Hội đồng, các cơ quan tham mưu về quản lý, KTCTTL ở các địa phương được sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp hàng năm của đơn vị mình để chi phục vụ các hoạt động thường xuyên liên quan đến công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi để đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí được cấp.

4.4.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân vận hành, người dân trong vùng hệ thống

Hiện nay, do năng lực chung về quản lý khai thác của Hội đồng và các đơn vị quản lý khai thác tại 03 tỉnh trong vùng hệ thống còn hạn chế chưa đảm bảo thực hiện công việc theo yêu cầu dẫn đến tính cấp thiết phải tổ chức nâng cao, đào tạo,

đào tạo lại cán bộ thực hiện.

a) Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý của Hội đồng, đặc biệt là các cán bộ tại Văn phòng thường trực, Ban chỉ đạo điều tiết nước, các Công ty, Trung tâm quản lý KTCTTL tại 03 tỉnh trong vùng hệ thống về quản lý KTCTTL, kể cả đội ngũ thanh tra chuyên ngành các cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhận thức cho các đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý KTCTTL để đảm bảo đủ năng lực thực hiện quản lý khai thác theo quy định.

b) Thực hiện đào tạo theo khung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân quản lý, vận hành CTTL, người dân tại các tỉnh trong vùng hệ thống, cụ thể như sau:

- Phổ biến, giới thiệu về các chủ trương, chính sách trong quản lý KTCTTL nói chung và công tác quản lý hệ thống QL – PH cụ thể nói riêng;

- Đào tạo kỹ năng, phương pháp tham gia quản lý KTCTTL trong hệ thống; - Phổ biến, đào tạo kỹ năng, lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp thực trạng năng lực hệ thống thủy lợi, thị trường, mùa, nguồn nước đảm bảo phát triển các thế

mạnh nâng cao giá trị kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các địa phương;

- Phổ biến, đào tạo áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, sản xuất nông nghiệp: chọn giống, phòng chống dịch bệnh, sử dụng nước tiết kiệm …;

Về chủ quản lý các CTTL, ngoài các nội dung nhưđã nêu, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý KTCTTL trong hệ thống; trình tự,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

biện pháp ứng phó trong các tình huống khẩn cấp, …

c) Dự kiến đào tạo và đào tạo lại khoảng 4.500 ÷ 4.800 người trong thời gian 5 năm đểđảm bảo đủ nhân lực cần thiết thực hiện công việc theo yêu cầu.

d) Hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý KTCTTL để đáp ứng yêu cầu quản lý, đội ngũ thanh tra chuyên ngành thủy lợi.

4.4.3.3. Tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong hệ thống

- Bổ sung kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng, đặc biệt cho Văn phòng thường trực (chếđộ lương theo quy định cho cán bộ chuyên trách, trang thiết bị làm việc, máy móc phục vụ công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra hiện trường tại hệ

thống) đểđảm bảo đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc;

- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình hàng năm lên khoảng 10 tỷ đồng cho mỗi đơn vị là Công ty Sóc Trăng, Trung tâm Bạc Liêu, Trung tâm Cà Mau do nguồn kinh phí hàng năm được cấp chưa đủ để

thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng CTTL nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất của các CTTL;

- Đầu tư xây dựng công trình 02 kênh dẫn ngọt từ tỉnh Sóc Trăng về để phục nước ngọt cho lúa vụ 3 ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng để phục vụ công tác sản xuất lúa vụ 3 theo tình hình thực tếđang phát triển hiện nay; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư, xây dựng hệ thống cống phân ranh mặn ngọt tỉnh Bạc Liêu và triển khai xây dựng Âu thuyền trên kênh QL - PH tại ngã tư

Ninh Quới đểđảm bảo riêng biệt các khu vực sử dụng nước ngọt, mặn theo nhu cầu sản xuất (lúa, thủy sản);

- Đầu tư xây dựng giúp hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, giám sát hệ

thống thủy lợi: hệ thống thông tin (GIS), hệ thống giám sát (SCADA), mô hình thủy lực (MIKE);

- Về nguồn kinh phí: tăng cường hợp tác và tranh thủ sự đầu tư của các tổ

chức, dự án nước ngoài, tìm kiếm các nguồn vốn hợp pháp khác, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

4.4.3.4. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ

Xác định các nhiệm vụ khoa học trọng tâm trong quản lý khai thác hệ thống, thực hiện các giải pháp đồng bộ để áp dụng hiệu quả trên diện rộng trong thời gian trước mắt và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Cụ thể tại hệ thống, tập trung vào một số hướng chủ yếu như sau:

a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, như: công nghệ không gian, ảnh vệ

tinh, viễn thám để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm về lũ, hạn, mặn, nâng cao hiệu quả chỉđạo điều hành, bảo đảm an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại.

b) Nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống thuỷ lợi, đề xuất giải pháp quản lý, vận hành CTTL phù hợp.

c) Áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thủy lợi; Đối với hệ thống thủy lợi QL – PH có đặc điểm đặc thù về mặn, phèn, ngập lũ phù hợp áp dụng các mô hình, hệ

thống: hệ thống thông tin (GIS), hệ thống giám sát (SCADA), mô hình thủy lực (MIKE) để xây dựng sơđồ hỗ trợ ra quyết định vận hành cho hệ thống, cụ thể:

+ Hệ thống thông tin (GIS) là công cụ trong việc tìm kiếm, hiển thị, in ấn, cập nhật các thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng, thông tin về mực nước, mưa, xâm nhập mặn, trạng thái đóng mở các cống trong hệ thống một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác;

+ Hệ thống giám sát (SCADA) sẽ bao gồm các trạm đo đạc mực nước, độ

mặn và mưa được phân bố hợp lý trên các sông, kênh, các vị trí thích hợp trong và ngoài vùng hệ thống để thực hiện các công việc thu thập thông tin, chuyển thông tin về trung tâm để thực hiện các phân tích cần thiết cũng như hiển thị thông tin cho nhiều người dùng, cập nhật thông tin cho mô hình dự báo;

+ Mô hình thủy lực (MIKE) được sử dụng tính toán thủy lực vùng hệ thống; tính toán dự báo dòng chảy, xâm nhập mặn trong hệ thống thủy lợi; tính toán mô phỏng các kịch bản vận hành hệ thống công trình theo nhu cầu sử dụng nước cho từng vùng ứng với các mùa khác nhau.

d) Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất: lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp, phương pháp phòng chống dịch bệnh, tưới tiết kiệm nước kết hợp các biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

pháp canh tác khoa học trong sản xuất canh tác; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ

sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản (hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thuỷ

sản - công nghệ không thay nước RAS).

4.4.3.5. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông

a) Thực hiện tuyên truyền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, xã hội hóa đầu tư thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí để nâng cao ý thức bảo vệ CTTL, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả CTTL. Cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực quản lý KTCTTL;

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình

để tuyên truyền, như: Đài phát thanh, truyền hình tại các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu; Báo Nông nghiệp Việt Nam, các kênh thông tin khác;

- Lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền về quản lý KTCTTL trong nội dung thông tin tuyên truyền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 03 tỉnh;

- Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, các chủ trương chính sách trong quản lý khai thác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thực tế.

b) Phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi trong vùng hệ thống thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể để vận động toàn

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 103)