- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của hạ tầng thủy lợi: - Thực trạng công trình
- Số lượng công trình (kênh, mương, cống) - Mức độđảm bảo thiết kế
* Chỉ tiêu nghiên cứu về tài chính trong phục vụ sản xuất của các đơn vị
quản lý thủy lợi
- Cấp bù thủy lợi phí
- Nguồn thu khác ngoài thủy lợi phí
- Chi phí: lương, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, chi phí quản lý doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu liên quan đến sự hài lòng của người dân - Hạ tầng công trình theo mức đánh giá của người dân - Đánh giá chung về cấp và tiêu nước từ phía người dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Quản Lộ, Phụng Hiệp 4.1.1. Thực trạng quản lý khai thác cấp hệ thống Quản lý khai thác cấp hệ thống hiện tại có Hội đồng quản lý hệ thống QL – PH (do Bộ NN&PTNT thành lập) 1. Nhiệm vụ quản lý khai thác
Hội đồng quản lý hệ thống QL-PH được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý khai thác HTTL theo quy định chung, ngoài ra còn quy định thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể:
- Kiến nghị về việc lập, bổ sung, sửa đổi quy trình vận hành hệ thống thuỷ
lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, bổ sung, sửa đổi.
- Kiến nghị xem xét, đánh giá việc thực hiện quy hoạch thuỷ lợi hệ thống, hiện trạng quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi trong hệ thống, việc thực thi các chính sách nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống công trình để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Chủ trì phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan đánh giá hiệu quả, đề
xuất chủ trương khai thác các công trình thuỷ lợi trong hệ thống. Kiến nghị thực hiện điều tra khảo sát, cảnh báo, xử lý vấn đề sạt lở trong hệ thống.
- Khuyến nghị uỷ ban nhân dân các cấp, các Công ty (tổ chức) khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trong hệ thống thuỷ lợi về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
- Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương giải quyết các tranh chấp có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi. Kiến nghị các vấn đề có liên quan đến quản lý khai thác dòng chính và ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp.
- Tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan khác về cơ chế, chính sách quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong hệ thống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63
- Yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc vùng hưởng lợi cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình trong hệ thống.
2. Tổ chức bộ máy, tình hình triển khai thực hiện
Tổ chức bộ máy
- Cấp Trung ương tham gia là 6 người gồm lãnh đạo cấp Thứ trưởng 1 người, lãnh đạo Tổng cục, Vụ trực thuộc Bộ 4 người, lãnh đạo cấp Viện 1 người. - Cấp tỉnh tham gia mỗi tỉnh 4 người.
- Cấp huyện tham gia mỗi huyện 1 người.
- Thành viên tham gia Hội đồng đều là lãnh đạo cao cấp, lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Trung ương và Địa phương, về lý thuyết đây phải là Hội đồng có quyền lực cao.
- Hội đồng có Văn phòng thường trực giúp việc đặt tại Bộ phận phía Nam của Tổng cục Thủy lợi, thực hiện các nhiệm vụ:
+ Thường xuyên tổng hợp các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, khai thác và vận hành công trình thuỷ lợi của các địa phương vùng hưởng lợi trong hệ thống để báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng Quản lý hệ thống.
+ Chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp của Hội đồng.
+ Gửi các báo cáo, tài liệu liên quan cho các thành viên của Hội đồng trước khi họp Hội đồng.
+ Dự thảo Thông báo ý kiến cuộc họp để Chủ tịch Hội đồng ký và gửi Thông báo ý kiến đã được ký cho các thành viên Hội đồng, các tỉnh và các tổ chức có liên quan thực hiện.
Chếđộ làm việc
- Hội đồng làm việc theo chế độ hội nghị, mỗi năm họp 1 lần hoặc họp đột xuất khi cần thiết, ra các khuyến nghị để chính quyền địa phương, các đơn vị quản lý TCTTL, Tổ chức hợp tác và các hộ dùng nước trong vùng hưởng lợi thuộc hệ
thống thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Bộ NN&PTNT quyết định.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh trong hệ thống sử dụng bộ máy về quản lý, KTCTTL trên địa bàn để tư vấn, tham mưu và giúp việc.
Tình hình thực hiện
- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống CTTL đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: trên cơ sở Quy trình vận hành tạm thời của hệ thống QL-PH đã ban hành thực hiện công tác vận hành hệ thống chung đồng thời thực hiện các công tác thực tế tuân thủ quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình
điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện: Tổ chức họp hoặc tham gia các cuộc họp cùng các cơ quan có chức năng xây dựng các quy trình thực hiện vận hành quản lý khai thác.
Hội đồng thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác tuy nhiên về cơ bản mới trực tiếp thực hiện hoàn thành 2/8 nội dung theo quy định chung về quản lý khai thác.
3. Mô hình quản lý khai thác
Hoạt động theo mô hình Hội đồng quản lý chủ yếu mang tính chất tư vấn, tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định, không thực sự trực tiếp thực hiện công tác quản lý khai thác.
4. Tình hình thanh kiểm tra hệ thống
Hội đồng chưa thực hiện được công tác thanh kiểm tra các hoạt động chung trên toàn hệ thống cũng như các hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác tại 03 tỉnh trong vùng hệ thống.
Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh Quản Lộ - Phụng Hiệp
- Hội đồng quản lý hệ thống dù họp nhiều, nhưng các tranh cãi vẫn rất khó khăn khi dàn xếp, các thành phần tham gia và các văn bản thông báo sau cuộc họp vẫn mang nặng tính chất của các văn bản hành chính hơn là các sản phẩm của hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
- Các cuộc họp chưa thể hiện được sự tham gia của các thành viên Hội đồng theo các quyết định thành lập Hội đồng. Có thể nói, thậm chí nhiều người không biết họ là thành viên của Hội đồng quản lý hệ thống (do một số thành viên không có tên cụ thể chỉ là đại diện đơn vị dẫn tới mỗi lần đi họp đơn vị có thể lại cử các cán bộ tham dự khác nhau).
- Các cuộc họp vẫn thuần túy về vấn đề chuyên môn Thủy lợi hầu như không
đề cập đến các vấn đề quan trọng khác như các đánh giá, đề xuất giải pháp tài chính phục vụ cho hoạt động của Hội đồng và các đơn vị liên quan.
- Vai trò của Văn phòng thường trực hầu như không đáng kể.
- Sự tham gia của đơn vị, cá nhân mới chỉ dừng lại là các cuộc hội họp, trách nhiệm cá nhân tham gia là thành viên Hội đồng hầu như không có.
- Thông báo kết quả cuộc họp Hội đồng không thể hiện được quyền lực của Hội đồng ghi trong quyết định thành lập và quy chế tổ chức và hoạt động.
- Sự tham gia của một số cơ quan như Viện khoa học thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam vẫn chỉ mang tính chất khoa học, thiếu sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể.
- Trong gần 7 năm kể từ khi thành lập các Hội đồng hầu như Chủ tịch Hội đồng chưa ban hành một văn bản quyết định nào liên quan đến chủ trương, kế hoạch khai thác hệ thống, chưa thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trong các hệ thống.
- Chưa có cuộc họp hoặc thảo luận nào liên quan đến đánh giá hiệu quả, hiệu lực của Hội đồng quản lý hệ thống, chưa thực hiện các nhiệm vụ tổng kết các hoạt
động của Hội đồng cũng như trách nhiệm của Văn phòng thường trực mặc dù đã
được quy định rất rõ, có tên nhưng thực chất Văn phòng không hoạt động thường xuyên. Kết quả vận hành khai thác hệ thống chủ yếu vẫn tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị quản lý KTCTTL ở các tỉnh và đưa ra làm nội dung các cuộc họp chung tại hệ thống.
- Chủ tịch Hội đồng cũng như Hội đồng chưa có các văn bản kiến nghị lãnh
đạo Bộ NN&PTNT những vấn đề liên quan đến quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh các hệ thống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
- Hệ thống QL - PH có quy trình vận hành tạm thời tới nay đã gần gần 7 năm hiện cũng chưa có rà soát đánh giá điều chỉnh, sửa đổi bổ sung để ban hành quy trình vận hành mới.
- Các thành viên Hội đồng vẫn làm việc theo chếđộ kiêm nhiệm dẫn đến khó tập trung hoàn toàn cho nhiệm vụ của Hội đồng;
- Hoạt động của Hội đồng vẫn chủ yếu dựa trên các cuộc họp; sự tham gia quá rộng của các cấp, tỉnh vẫn dẫn đến khó thống nhất khi có tranh chấp dẫn tới vẫn chỉ có thể ra thông báo mang nặng tính hành chính, hiệu quả quyết định chủ trương,
điều hành thấp;
- Việc bổ sung Văn phòng thường trực là cần thiết tuy nhiên nếu đặt tại một cơ quan hiện có và thành phần là các cán bộ đang công tác vẫn dẫn đến tình trạng kiêm nhiệm không hiệu quả, bổ sung mới lại là vấn đề rất khó khăn giai đoạn hiện tại với chủ trương tinh giản, gọn nhẹ bộ máy hành chính;
- Nói chung Hội đồng quản lý vẫn dễ đi vào lối mòn hoạt động theo phương thức cũ không còn phù hợp trong giai đoạn phát triển, giai đoạn đang tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi hiện đại, đồng bộ theo quy hoạch đồng thời nâng cao năng lực quản lý, khai thác mà yếu tố cốt lõi là cần một bộ máy chuyên trách đảm nhiệm.
Nguyên nhân của những hạn chế
- Theo đánh giá của một số cán bộ liên quan, mô hình Hội đồng hiện tại là chung chung, các thành viên tại các cơ quan của Bộ NN&PTNT ít được cập nhật thông tin về thực trạng vận hành của hệ thống, sản phẩm của các cuộc họp không mang lại nhiều hiệu quả trong cải thiện vận hành, phân phối nước của hệ thống.
- Nội dung quyết định cũng như quy chế hoạt động mang nặng yếu tố văn bản chính sách chứ không phải văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ có tính chất pháp lý để 1 tổ chức cụ thể hoạt động. Không xác định được thời gian, địa điểm, phạm vi hoạt động của Hội đồng.
- Trách nhiệm của các vị trí Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo (Phó Chủ
tịch) UBND các tỉnh chưa thể hiện nhiều trong quá trình hoạt động của Hội đồng. - Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi không xác định, ví dụ trong nhiệm vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
32/2001/PL-UBTVQH, nghịđịnh 143/2003/NĐ-CP) chứ không phải nhiệm vụ cho 1 tổ chức cụ thể.
- Thiếu những điều quy định có tính chất chế tài để Hội đồng có điều kiện làm việc hiệu quả. Cụ thể, nhiệm vụ "Quyết định chủ trương, kế hoạch khai thác hệ
thống và Giám sát hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước KTCTTL, tổ chức hợp tác dùng nước" quy định tại điều 1 quyết định số 3335/QĐ-BNN-TCCB chưa được thực thi trong thực tế do Hội đồng chưa đủ thẩm quyền và nguồn lực. Một số nhiệm vụ của Hội đồng còn bị chồng chéo nhiệm vụ với cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi ở các cấp.
- Thành phần tham gia đông, quyết định thành lập không xác định được cụ
thể danh tính thành viên Hội đồng.
- Nhiệm vụ của Văn phòng thường trực không được xác định rõ ràng. Các vị
trí công tác, sản phẩm thường xuyên của các vị trí công tác và của Văn phòng chưa
được quy định rõ.
- Trách nhiệm tài chính cho Văn phòng thường trực để duy trì các hoạt động của Hội đồng của các bên liên quan không được cấp đầy đủ và thực hiện thường xuyên.
- Quy trình vận hành tạm thời xây dựng ở hệ thống QL - PH cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc xác định phạm vi ảnh hưởng liên tỉnh trong quy trình vận hành chưa thực sự sát với thực tế nên việc chỉđạo điều hành vẫn còn chung chung, chưa phù hợp dẫn tới thường xuyên xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích giữa các địa phương vùng hưởng lợi.
- Vấn đề quan trọng nữa là việc thành lập Hội đồng và ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động vào thời điểm mà không xác định được các nguồn lực, kinh phí cho hoạt động của Hội đồng.