- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thực trạng quản lý khai thác cấp tỉnh
4.1.2.1. Tỉnh Sóc Trăng
1. Nhiệm vụ quản lý khai thác
Công ty cổ phần thủy lợi Sóc Trăng trước đây là Doanh nghiệp nhà nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
đổi sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đến cuối năm 2003 Công ty chuyển thành Công ty cổ phần thủy lợi Sóc Trăng (do UBND tỉnh Sóc Trăng thành lập) chủ
yếu để tư vấn, thi công công trình.
Hiện nay công ty đang được tỉnh giao quản lý hệ thống CTTL đầu mối, hệ
thống thủy lợi liên huyện có số lượng và khối lượng rất lớn cụ thể như sau:
- Quản lý vận hành 126 cống lớn các loại (do 132 lao động thời vụ quản lý vận hành với mức thuê bình quân 600.000 đồng/người/tháng);
- Quản lý 94 km đê biển; 357 km đê sông;
- Quản lý 5654 km kênh rạch cấp I và cấp II, trong đó kênh cấp I là 1267 km; kênh cấp II là 4387km.
2. Tổ chức bộ máy, tình hình triển khai thực hiện
Tổ chức bộ máy
- Hiện nay công ty có bộ máy gồm văn phòng công ty (ban lãnh đạo và 02 phòng chuyên môn là Phòng Kế hoạch kỹ thuật và Phòng Hành chính tổ chức) và 10 Trạm Thủy lợi đặt tại các huyện để trực tiếp quản lý KTCTTL trên địa bàn. Về
lao động hiện nay công ty có tổng số 177 lao động (25 người có trình độđại học và trên đại học còn lại là trình độ trung cấp và công nhân) trong đó 45 lao động chính thức hợp đồng dài hạn và 132 lao động ký hợp đồng thời vụ để quản lý vận hành các cống điều tiết trên hệ thống (trong đó có cả các cống thuộc hệ thống QL - PH).
- Bộ phận quản lý KTCTTL hưởng mức lương và hoạt động phí như đơn vị
hành chính, nguồn trả lương từ kinh phí cấp bù thủy lợi phí theo hình thức hàng năm công ty lập dự toán trình Sở NN&PTNT và Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh ủy quyền cho Sở NN&PTNT ký kết hợp đồng và nghiệm thu kết quảđối với công ty.
- Bộ phận sản xuất kinh doanh hạch toán riêng theo cơ chế hoạt động cổ
phần, chủ yếu làm công tác thiết kế, giám sát và thi công sửa chữa CTTL trên địa bàn tỉnh.
- Chế độ chính sách đối với người lao động hiện nay tại Công ty cổ phần thủy lợi Sóc Trăng chưa được đảm bảo dẫn đến gần đây công ty không tuyển dụng và duy trì được các cán bộ có trình độ và kinh nghiệm tham gia công tác quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
KTCTTL, đây cũng là một thực tế cần nghiên cứu xem xét trong công tác xây dựng mô hình tổ chức quản lý KTCTTL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
- Vai trò của Chi cục thủy lợi là rất hạn chế. Nguồn lực nhà nước đầu tư từ
ngân sách trung ương cho lĩnh vực thủy lợi bị phân tán, quản lý thiếu hệ thống, trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức được giao sử dụng các nguồn lực này ở địa phương chưa rõ ràng, thiếu thống nhất và không có hệ thống. Ví dụ, kinh phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước có mục tiêu là quản lý khai thác bền vững, chống và hạn chế xuống cấp của các hệ thống CTTL đã và đang được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau (chủ yếu là từ Trung ương) nhưng tới địa phương được giao cho các tổ chức chưa thực hiện tốt mục tiêu đó. Đó là vấn đề lớn cần phải trả lời bằng việc xây dựng tổ chức quản lý phù hợp.
Tình hình thực hiện
- Thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước trên địa bàn; thực hiện hợp
đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ CTTL.
- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ;
- Làm chủđầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp CTTL; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm an toàn và sử dụng lâu dài;
Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng tổng hợp qua bảng 4.1 cho thấy: Công tác duy tu, bảo dưỡng của Công ty cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng chưa đạt được kết hoạch đã đặt ra, chỉ đạt khoảng 65 – 72% so với kế hoạch. Công ty tập trung nạo vét kênh cấp II và tu bổđê sông là do 2 loại công trình này chiếm khối lượng lớn hơn các công trình khác, đê sông 357/451km còn kênh cấp II 4378/5654km. Qua bảng số liệu cho thấy công tác nạo vét kênh được thực hiện tốt nhất trong năm 2013 còn công tác tu bổđê và nạo vét cống năm 2012 được thực hiện tốt nhất.
Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng qua các năm của Công ty
đều không đạt, năm trước không đạt kế hoạch nhưng năm sau công tác lập kế hoạch vẫn không sát nguyên nhân do:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
Bảng 4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng
TT Thực hiện Diễn giải ĐVT 2011 2012 2013 So sánh TH(%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) 2012/2011 2013/2012 1 Nạo vét kênh km 210 139,62 66,49 130 85,18 65,52 96 68,67 71,53 61,01 109,17 Kênh cấp I 45 30,26 67,24 30 19,4 66,47 26 17,73 68,19 65,90 88,92 Kênh cấp II 165 109,36 66,28 100 65,24 65,24 70 51 72,77 59,66 78,08 2 Tu bổđê km 65 42,81 65,86 70 47,06 67,23 55 35,93 65,33 102,08 97,17 Đê biển 15 9,56 63,73 15 9,89 65,93 10 6,6 66,1 103,45 66,84 Đê sông 50 33,25 66,50 55 37,17 67,58 45 29,32 65,16 111,79 78,88 3 Nạo vét cống chiếc 35 22 63 33 24 73 30 21 70 115,70 96,25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
- Nguyên nhân chủ quan
Công tác lập kế hoạch chưa được quan tâm và chưa sát, năng lực và trình độ
quản lý của cán bộ làm công tác kế hoạch còn hạn chế. - Nguyên nhân khách quan
+ Là đơn vị quản lý hệ thống CTTL thuộc vùng đầu mối, hệ thống thủy lợi liên tỉnh có số lượng và khối lượng lớn mà nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho công tác duy tu, bảo dưỡng hạn chế.
+ Do mưa bão bất thường khó dựđoán chính xác được nên gây ra tình trạng kênh nội đồng và cống bị bồi lắng; đê và kênh bị sạt lở nhiều hơn so với dự tính khi lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm.
Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra công trình của Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng
ĐVT: lượt TT Nội dung 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1 Loại kiểm tra 420 416 413 99,05 99,28 Thường xuyên 360 356 355 98,89 99,72 Đột xuất 60 60 58 100 96,67 2 Kết quản kiểm tra 360 356 355 98,89 99,72 2.1 Thường xuyên 360 356 355 98,89 99,72 Tốt 68 82 78 119,71 9538 Trung bình 270 263 259 97,57 9837 Kém 22 11 18 49,44 166,20 2.2 Đột xuất 60 60 58 100 96,67 Tốt 13 13 14 104,76 105,45 Trung bình 45 44 43 97,33 97,99 Kém 2 3 1 125 38,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 5/2014
Từ bảng trên cho thấy số lượt kiểm tra công trình tại Công ty cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2012 giảm 4 lượt so với năm 2001
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
và năm 2013 giảm 3 lượt so với năm 2012. Công tác kiểm tra chủ yếu là kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất chỉ khoảng 1/7 tổng số lượt kiểm tra. Kết quả kiểm tra chất lượng công trình chủ yếu đạt kết quả trung bình.
- Kiểm tra thường xuyên
+ Kết quả tốt: năm 2012 nhiều nhất (23%), năm 2011 ít nhất (19%) + Kết quả trung bình: giảm dần theo các năm, năm 2011đạt 75%, năm 2012 đạt 74%, năm 2013 đạt 73% + Kết quả kém: năm 2011 nhiều nhất (6%), năm 2012 ít nhất (3%) - Kiểm tra đột xuất + Kết quả tốt: năm 2013 nhiều nhất (24%), năm 2011 nhiều nhất (21%) + Kết quả trung bình: cũng không khác so với kiểm tra thường xuyên, năm 2011 đạt 75%, năm 2012 đạt 73%, năm 2013 đạt 74%
+ Kết quả kém: nhiều nhất năm 2012 (5%), ít nhất năm 2013 (2%)
3. Mô hình quản lý khai thác
Mô hình hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần do UBND tỉnh Sóc Trăng thành lập chủ yếu thực hiện nhiệm vụ vận hành đóng mở hệ thống các cống đầu mối (126 cống do các lao động hợp đồng thời vụ với công ty đảm nhiệm) và tư vấn thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình thủy lợi.
4. Tình hình thanh kiểm tra hệ thống
Công ty chưa thực hiện được công tác thanh kiểm tra các hoạt động trên phạm vi quản lý tại địa bàn.
4.1.2.2.Tại Tỉnh Bạc Liêu
1. Nhiệm vụ quản lý khai thác
Trung tâm quản lý KTCTTL Bạc Liêu (do UBND tỉnh Bạc Liêu thành lập) là
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL được giao trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm đang được tỉnh giao quản lý hệ thống CTTL đầu mối, hệ thống thủy lợi liên huyện có số lượng và khối lượng cụ thể như sau:
- Quản lý vận hành 47 cống lớn các loại; - Quản lý 53 km đê biển; 379 km đê sông;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
- Quản lý 720 km kênh cấp I và 1800 km kênh cấp II;
2. Tổ chức bộ máy, tình hình triển khai thực hiện
Tổ chức bộ máy
- Hiện nay Trung tâm có 04 phòng chức năng và 5 trạm thủy nông, 01 đội xây dựng.
- Về quản lý chỉ đạo: Trung tâm quản lý KTCTTL chịu sự chỉđạo, quản lý về
tổ chức, biên chế và công tác của Sở NN&PTNT, đồng thời chịu sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng.
- Về pháp lý: Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Về cơ chế tài chính: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và được ngân sách (có nguồn gốc thủy lợi phí hỗ trợ từ ngân sách trung
ương) nhà nước cấp kinh phí bổ sung hoạt động. Hàng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ
quản lý KTCTTL và biên chế thuộc Sở NN&PTNT, Trung tâm lập kế hoạch kinh phí (theo đơn vị sự nghiệp quy định tại nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP) báo cáo Sở NN&PTNT
để trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
i) Kinh phí hoạt động sự nghiệp thường xuyên theo biên chế và công việc quản lý KTCTTL gồm chi lương và chi thường xuyên khác.
ii) Kinh phí thực hiện các dự án sửa chữa thường xuyên CTTL thuộc quản lý của trung tâm (được giao làm chủ đầu tư) lấy nguồn vốn thủy lợi phí theo quyết định phê duyệt dự án cụ thể của UBND tỉnh theo đề nghị của Sở NN&PTNT.
Tình hình thực hiện
- Thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước trên địa bàn; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ CTTL.
- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ;
- Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp CTTL; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm an toàn và sử dụng lâu dài;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Trung tâm quản lý khai thác Công trình Thủy lợi Bạc Liêu
TT Thực hiện Diễn giải ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh TH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) 2012/2011 2013/2012 1 Nạo vét kênh km 155 106,92 68,98 111 77,9 70,18 88 62,23 70,72 72,86 58,20 Kênh cấp I 45 30,58 67,96 33 22,72 68,85 28 19,85 70,89 74,30 64,91 Kênh cấp II 110 76,34 69,40 78 55,18 70,74 60 42,4 70,63 72,28 55,51 2 Tu bổđê km 225 160,35 71,27 186 133,79 71,93 151 109,01 72,19 100,93 100,36 Đê biển 25 17,65 70,60 17 12,34 72,59 15 10,75 71,67 69,92 60,91 Đê sông 200 142,70 71,35 169 121,45 71,86 136 98,26 72,25 85,11 68,86 3 Nạo vét cống chiếc 15 11 73 10 6 60 15 11 73,33 54,55 183,33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Trung tâm quản lý khai thác CTTL Bạc Liêu là đơn vị thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng tốt hơn Công ty Cổ phần Thủy lợ Sóc Trăng và Trung tâm quản lý khai thác CTTL Cà Mau, và là đơn vị thực hiện tốt nhất về công tác tu bổ đê. Năm 2011, Trung tâm Bạc Liêu đã tu bổđược 160,35/432km đê trong đó đê sông tu bổ được khối lượng lớn hơn đê biển (88,9%). Số lượng cống không nhiều và bồi lắng ít nên đơn vị không chú trọng đến việc nạo vét cống, năm 2012 chỉ nạo vét
được 6/47 cống.
Công tác duy tu, bảo dưỡng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của Trung tâm có xu hướng giảm năm sau thực hiện được thấp hơn năm trước. Việc thực hiện kế
hoạch chỉ đạt trên 70% đều không đạt, năm trước không đạt kế hoạch nhưng năm sau công tác lập kế hoạch vẫn không sát nguyên nhân do:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác lập kế hoạch chưa được quan tâm và chưa sát, năng lực và trình
độ quản lý của cán bộ làm công tác kế hoạch còn hạn chế.
+ Trong quá trình thực hiện có sựđiều chỉnh nội dung công việc. - Nguyên nhân khách quan
+ Do ảnh hưởng của nền kinh tế nên nguồn kinh phí đầu tư duy tu bảo dưỡng công trình rất hạn hẹp.
+ Do mưa bão bất thường khó dựđoán chính xác được nên gây ra tình trạng kênh nội đồng và cống bị bồi lắng; đê và kênh bị sạt lở nhiều hơn so với dự tính khi lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm.
Công tác kiểm tra công trình của Trung tâm quản lý khai thác CTTL Bạc Liêu không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn là kiểm tra thường xuyên (86 ÷ 87%). Công tác kiểm tra đột xuất chỉ tăng cường vào mùa mưa lũ (khoảng 13%).
- Kiểm tra thường xuyên
+ Kết quả tốt: có sự chênh lệch giữa các năm, năm 2013 nhiều nhất (25%), năm 2012 ít nhất (21%)
+ Kết quả trung bình: năm 2012 nhiều nhất 76%, năm 2013 ít nhất (73%) + Kết quả kém: năm 2011 và 2012 là 3%, năm 2013 ít nhất (2%)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra công trình của Trung tâm quản lý khai thác công trình Thủy lợi Bạc Liêu ĐVT: lượt TT Nội dung 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1 Loại kiểm tra 419 412 411 98,33 99,76 Thường xuyên 363 358 358 98,62 100 Đột xuất 56 54 53 96,43 98,15 2 Kết quản kiểm tra 363 358 358 98,62 100 2.1 Thường xuyên 363 358 358 98,62 100 Tốt 80 75 90 94,14 119,05 Trung bình 272 272 261 99,94 96,05 Kém 11 11 7 98,62 66,67 2.2 Đột xuất 56 54 53 96,43 98,15 Tốt 14 15 13 104,14 90,88 Trung bình 40 37 39 91,07 105,36 Kém 2 3 1 160,71 39,26 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 5/2014 - Kiểm tra đột xuất + Kết quả tốt: năm 2011 và 2013 đạt 25%, nhưng năm 2012 kết quả tốt hơn (27%) + Kết quả trung bình: năm 2011 và 2013 khoảng 73%, nhưng năm 2012 chỉđạt 68% + Kết quả kém: năm 2012 là 5%, năm 2011 và 2013 đều là 4%