Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

2.1.6.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Qua nhiều năm, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng, tạo nên cơ sở

vật chất về hạ tầng thuỷ lợi trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cân đối cho Bộ NN&PTNT giảm dần qua các năm gần đây. Nguồn vốn trong nước cho thuỷ lợi bị thiếu hụt quá lớn, nợđọng nhiều. Các hệ thống được đầu tư dàn trải dẫn tới nhiều hệ thống chưa khép kín, không đảm bảo để vận hành đúng thiết kế.

Mức đầu tư ban đầu cho 1 đơn vị diện tích được đảm bảo tưới tiêu so với các khu vực còn thấp nên không có điều kiện đểđưa những công nghệ hiện đại, vật liệu, thiết bị và trang thiết bị quản lý tiên tiến vào xây dựng và quản lý các CTTL. Do vậy hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý KTCTTL hiện nay rất lạc hậu, đầu tư cho trang thiết bị quản lý của các CTTL chưa được quan tâm. Mặc dù Bộ NN&PTNT đã ban hành tiêu chuẩn ngành về Trang thiết bị quản lý trong hệ

thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu (số 14TCN 131-2002 ngày 9/01/2003) nhưng trong nhiều dự án, tư vấn thiết kế vẫn chưa quan tâm tới những quy định trong tiêu chuẩn này. Sự lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị quản lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay.

2.1.6.2. Về tổ chức quản lý

Trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, từ năm 2000-2012, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi cấp trung ương thường xuyên có biến động. Giai đoạn từ

2000-2004, nhiệm vụ này được giao cho Cục Quản lý nước và CTTL. Từ năm 2004-2010, là Cục Thủy lợi. Trong thời gian này, nhiệm vụ quản lý nhà nước về

thuỷ lợi luôn được điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể: nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước

được chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiếp theo Cục Thuỷ lợi trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Hiện nay, theo Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ

tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT thì Tổng cục Thủy lợi là cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

NN&PTNT quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. Theo đó, Tổng cục Thuỷ lợi có chức năng quản lý nhà nước về CTTL, công trình đê

điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

Như vậy, ngay tại trung ương thì cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ lợi luôn có sự biến động về nhiệm vụ, chức năng được giao.

Tổ chức trực tiếp quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ lợi ở địa phương là các Chi cục Thuỷ lợi, trước đây được thành lập theo thông tư số 07 LB/TT ngày 24/4/1996 của liên Bộ NN& PTNT - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và hướng dẫn số 390 NN-TCCB/HD của Bộ NN&PTNT. Do các quy định này chỉ mang tính hướng dẫn, không bắt buộc nên việc thành lập tổ chức quản lý nhà nước ở các địa phương rất khác nhau.

Theo quy định này, đến năm 2004 mới có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục thủy lợi, 22 tỉnh thành lập Phòng Thuỷ lợi. Một số

tỉnh thành lập chi cục thực hiện cả hai chức năng quản lý đê điều và quản lý KTCTTL, nhiều nơi thành lập Phòng Thuỷ lợi. Có Chi cục được thành lập nhưng bộ máy, chức năng nhiệm vụ được giao chưa đáp ứng yêu cầu công việc quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ lợi, chỉ làm việc mang tính hành chính sự vụ, chưa phát huy được vai trò của Chi cục.

Để cải thiện thực trạng trên, Liên Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND quản lý nhà nước về NN&PTNT, các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư của Bộ Nội vụ

và Bộ NN&PTNT, tổ chức Chi cục Thuỷ lợi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về

công tác thuỷ lợi ở các tỉnh trên toàn quốc là 49 tỉnh đã thành lập Chi cục, còn lại 15 tỉnh thành lập Phòng Thuỷ lợi hoặc Phòng Thuỷ nông trực thuộc Sở NN& PTNT.

Tiếp theo, ngày 15/5/2008, Liên Bộ Nội vụ và NN& PTNT ban hành thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về NN&PTNT thay thế Thông tư số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

11/2004/TTLT-BNN-BNV nói trên. Quy định mới nêu rõ: Chi cục quản lý chuyên ngành giúp Giám đốc Sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước và triển khai các nhiệm vụ về chuyên ngành trong việc tổ chức thực thi pháp luật; thực hiện công việc tác nghiệp thường xuyên, đồng thời đề xuất về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực chuyên ngành được kế thừa hợp lý những chi cục hiện có đang hoạt động hiệu quả và thành lập chi cục mới nhưng không quá 09 tổ chức.

Thông tư số 61/2008/TTLT-BNN-BNV cũng quy định rõ, mô hình tổ chức chuyên môn giúp Sở Nông nghiệp và PTNT về lĩnh vực thuỷ lợi là Chi cục Thuỷ lợi hoặc Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hệ thống công trình thủy nông lớn và chiều dài đê ít; thực hiện cả

nhiệm vụ cấp nước nông thôn, thuỷ lợi, đê điều và phòng, chống lụt, bão. Đối với các tỉnh có hệ thống đê sông, đê biển lớn ngoài Chi cục Thủy lợi được thành lập thêm Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão.

Sau khi Thông tư 61/2008/TTLT-BNN-BNV quy định số lượng các chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở NN&PTNT không quá 09, tạo điều kiện cho các tỉnh thành lập thêm các Chi cục, trong đó có Chi cục Thuỷ lợi. Nhiều chi cục đã thực sự

phát huy được vai trò tham mưu giúp Sở NN&PTNT trong việc quản lý nhà nước về thuỷ lợi ởđịa phương.

Chi cục Thuỷ lợi và/hoặc Chi cục Quản lý đê điều và PCLB là cơ quan chuyên môn giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, mô hình từng tỉnh có khác nhau cho dù có cùng điều kiện địa lý và đặc điểm công trình tương tự nhau.

Trong thời gian qua, bộ máy tổ chức của các Chi cục Thuỷ lợi ở các địa phương cơ bản đã được kiện toàn, công tác tổ chức đã đi vào ổn định. Bộ máy tổ

chức của các chi cục thuỷ lợi thường bao gồm: 01 Chi cục trưởng, từ 1-2 chi cục phó. Các bộ phận chuyên môn từ 2-4 phòng, mô hình chung chủ yếu như sau:

- Phòng Tổ chức - Hành chính/Tài vụ . - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.

- Phòng kỹ thuật (Quản lý nước, Công trình thuỷ lợi, Đê điều).

Số lượng phòng, ban của Chi cục phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ được giao và tình hình thực tếởđịa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

Hình 2.2. Mô hình tổ chức chung của Chi cục

Nguồn nhân lực

Cán bộ quản lý công tác tại các Chi cục chuyên ngành thuỷ lợi đa số có trình

độ đại học và trên đại học, được bố trí đúng chuyên môn, phần lớn đáp ứng được yêu cầu về quản lý ngành trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, việc bố trí phân tán ở

các đơn vị khác nhau nên khó tập trung chỉ đạo, hạn chế vai trò tham mưu, hướng dẫn và tác nghiệp về kỹ thuật chuyên ngành cho Sở và UBND tỉnh. Tuy vậy, số

lượng cán bộở từng địa phương không đều, vùng Tây Bắc là khu vực có ít cấn bộ

nhất trong cả nước (chiếm 2,2% cả nước). Vùng có nhiều cán bộ nhất chính là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc.

1007

1993

Cán bộ chuyên ngành thuỷ lợi Cán bộ chuyên ngành khác

Hình 2.3. Số lượng cán bộ chi cục quản lý chuyên ngành thuỷ lợi Ban lãnh đạo

Chi cục

P. Tổ chức - HC P. KH - TH P. Kỹ thuật Ban/P.Thanh tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 1444 21 528 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1 Đại học, trên đại học Cao đẳng Trung cấp

Hình 2.4. Trình độ cán bộ chuyên ngành thuỷ lợi ở Chi cục Thuỷ lợi

Tổ chức chuyên môn quản lý thuỷ lợi ở cấp huyện

Cấp huyện không có Phòng chuyên trách Thuỷ lợi. Cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn thống nhất gọi là Phòng. Việc thành lập và tên gọi của Phòng do UBND tỉnh quyết định theo quy định của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ

quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thay thế

Nghịđịnh 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 trước đây).

Nghị định 14/2008/NĐ-CP đã quy định cụ thể chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi cấp huyện thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng NN&PTNT nên đã hạn chế

thực trạng chức năng thuỷ lợi được các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định

ở nhiều phòng khác nhau như là khi thực hiện Nghịđịnh 172/2004/NĐ-CP.

Theo báo cáo điều tra vào tại 53 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tại 528 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh về tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thuỷ lợi, các phòng chuyên môn cấp huyện quản lý nhà nước có chức năng quản lý thuỷ lợi gồm 5 loại hình phòng chủ yếu như sau: Phòng Kinh tế (chiếm tỷ lệ cao nhất 54,9% và có nhiều ở các tỉnh thuộc vùng Miền núi phía Bắc), Phòng NN&PTNT (chiếm 26,5%, có nhiều ởĐồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ), Nông nghiệp, Nông – công – lâm - thuỷ sản, và loại hình khác (ba loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

hình này chiếm 8,7%).

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi như sau:

- Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về thuỷ lợi.

- Tổ chức bảo vệ đê điều, các CTTL vừa và nhỏ; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên

địa bàn theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông và các dự án phát triển thuỷ lợi trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thuỷ lợi.

- Tổng hợp tình hình, báo cáo UBND huyện việc xây dựng, khai thác và sử

dụng nước sạch nông thôn.

- Quản lý KTCTTL theo phân cấp.

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão; tìm kiếm cứu nạn ởđịa phương.

Nguồn nhân lực: Theo kết quả điều tra, đánh giá năm 2012 của Tổng cục Thuỷ lợi, biên chế các phòng này chỉ có khoảng từ 7-10 cán bộ, lĩnh vực phụ trách nhiều, đa dạng nên việc bố trí cán bộ chuyên trách thuỷ lợi còn nhiều bất cập. Hiện nay số cán bộ phụ trách thuỷ lợi cấp huyện có chuyên môn, nghiệp vụ thuỷ lợi rất ít, có tỉnh chỉ có 1 cán bộ trình độ trung cấp thuỷ lợi ở Phòng NN&PTNT phụ trách lĩnh vực thuỷ lợi (Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu); có địa phương còn không có cán bộ trình độ, chuyên ngành thuỷ lợi (Đà Nẵng, Đắc Nông). Vùng có tỷ lệ cán bộ cấp huyện có trình độ chuyên ngành thuỷ lợi thấp nhất là Tây Nguyên (3,8%), tiếp theo là các tỉnh Đông Nam Bộ (4,9%) và các tỉnh Tây Bắc (8,4%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

651

1904

Cán b? chuyên ngành thu? l?i Cán b? chuyên ngành khác

51012 12

129

Đ?i h?c, trên đ?i h?c Cao đ?ng Trung c?p

Hình 2.5. Số lượng cán bộ cấp huyện trực tiếp đảm nhiệm công tác thủy lợi

Theo báo cáo của các địa phương, hiện hầu hết các xã trên toàn quốc đều bố

trí 01 cán bộ phụ trách công tác quản lý thuỷ lợi kiêm nhiệm công tác giao thông, nông, lâm nghiệp trên địa bàn xã.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứđặc điểm cụ thể của địa phương, quyết định Chi cục Thuỷ lợi

được hợp đồng nhân viên chuyên môn, kỹ thuật và cộng tác viên hoạt động trên địa bàn xã. Tuy nhiên, hầu hết địa phương chưa triển khai thực hiện được nội dung này.

Tổ chức quản lý khai thác

Bên cạnh hệ thống tổ chức quản lý nhà nước nêu trên, còn có một hệ thống lớn các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý KTCTTL. Cụ thể các loại hình như sau:

- Công ty TNHH MTV KTCTTL;

- Công ty cổ phần tham gia quản lý, KTCTTL.

Ngoài loại hình doanh nghiệp KTCTTL, còn có một số tổ chức quản lý nhà nước (Chi cục Thuỷ lợi), đơn vị sự nghiệp (Trung tâm, Trạm, Ban) cũng tham gia quản lý KTCTTL như:

- Chi cục Thuỷ lợi: 4 tỉnh (Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau); - Trung tâm Quản lý KTCTTL: 4 đơn vị (Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bạc Liêu);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

- Ban Quản lý KTCTTL cấp tỉnh: 2 đơn vị (Tuyên Quang, Kon Tum);

- Trạm, Ban quản lý, KTCTTL thuộc các huyện (chủ yếu ở các huyện miền núi ở một sốđịa phương).

Các tỉnh chưa có đơn vị quản lý khai thác cấp tỉnh là: Hà Giang, Lào Cai, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang. Một số hệ thống liên tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, QL - PH) chưa có tổ chức quản lý hệ thống. Có tỉnh thành lập mô hình chưa phù hợp (Công ty cổ phần) nhưở Sơn La.

Như vậy, về mô hình tổ chức KTCTTL hiện nay rất đa dạng, tuỳ thuộc vào quan điểm của từng địa phương dẫn đến việc thành lập tổ chức KTCTTL khác nhau, không thống nhất dẫn tới việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật khó đồng bộ, các đơn vị quản lý khác nhau còn nhiều khó khăn trong hoạt động.

2.1.6.3. Cơ chế tài chính đối với hoạt động của các Doanh nghiệp Khai thác Công trình Thuỷ lợi

Tính bền vững trong hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL phụ thuộc vào sựđộc lập và tự chủ của Công ty. Tuy nhiên, điều này đối với các doanh nghiệp KTCTTL hiện nay còn nhiều khó khăn. Cấp bù Thủy lợi phí là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp. Định mức về thuỷ lợi phí chưa cao dẫn tới kinh phí bố trí cho duy tu sửa chữa và bảo dưỡng không đáp ứng được yêu cầu, các Doanh nghiệp chỉ

tập trung chi cho một số hoạt động chính. Trong đó chi phí sửa chữa thường xuyên CTTL là rất cần thiết để duy trì năng lực hoạt động bình thường của các CTTL. Theo quy định mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên chiếm từ 20÷30% tổng chi phí hoạt động tưới tiêu. Nhưng do nguồn vốn khó khăn nên nhiều doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)