Kinh nghiệm quản lý khai thác hệ thống thủy lợi của các nước trên Thế

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

gii

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Australia.

Australia là một nước phát triển, là nước lớn thứ 6 thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa với diện tích tự nhiên 7.686.850 km2, dân số năm 2005 là 20.406.000 người. Australia thường xuyên phải đối mặt với hạn hán vì có lượng mưa thấp, nhiều vùng hầu như không mưa quanh năm lại chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng Elnino. Để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, đối phó với hạn hán và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra, Chính phủ và nhân dân Australia có nhiều kinh nghiệm tốt trong quản lý tài nguyên nước và KTCTTL. Kinh nghiệm của lưu vực sông lớn nhất và cũng là hệ thống thuỷ lợi Murray - Darling là một điển hình.

Sông Murray-Darling dài 3.780 km, diện tích lưu vực rộng 1.057.000 km2(bằng 1/7 diện tích lãnh thổ quốc gia). Diện tích lưu vực trải rộng trên 75% diện tích bang New South Wales, 65% diện tích bang Victoria, 15% diện tích bang Queensland, 8% diện tích bang South Australia.

Khí hậu LVS Murray-Darling có các đặc điểm sau:

- Khí hậu biến đổi rất lớn tuỳ theo vùng: Vùng cao nguyên phía Đông lạnh và ẩm ướt, phía Nam có khí hậu ôn đới, phía Bắc á nhiệt đới, phía Tây nóng và khô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

giảm dần còn 150 mm ở vung khô hanh phía Tây.

- Lượng mưa cũng biến đổi rõ nét theo mùa, thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 đối với sông Murray.

- Do lượng mưa thấp và phân bố không đều nên tổng lượng dòng chảy và lưu lượng bình quân năm của sông thấp so với các sông cùng diện tích lưu vực trên thế giới.

Bảng 2.4. So sánh sông Murray-Darling và sông Mêkông

Tên sông Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km2) Lưu lượng trung bình năm (m3/s) Murray-Darling 3.780 1.057.000 400 Mêkông 4.500 795.000 15.000 Nguồn: Tổng cục Thủy lợi

Tài nguyên nước của lưu vực sông Murray-Darling rất có hạn, nhưng do có biện pháp quản lý sử dụng và phát triển đúng nên vẫn bảo đảm đáp ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đưa vùng này thành vùng trù phú.

- Trong tổng diện tích tưới cả nước Australia 2,2 triệu ha, chiếm 4,5% diện tích đất nông nghiệp, thì diện tích tưới lưu vực sông Murray-Darling đạt 1,5 triệu ha, chiếm 70% diện tích tưới cả nước. Do lúa là lĩnh vực sử dụng nhiều nước, đã chuyển sang các loại cây trồng vật nuôi khác sử dụng ít nước mà cho hiệu quả kinh tế cao.

- Diện tích lúa đã giảm từ 186.000 ha (1993) xuống 150.000 ha (2002) và 38.000 ha (2005).

- Chuyển đổi cây trồng nhưng vẫn tăng sản lượng ngũ cốc: từ 28,7 triệu tấn (1993) lên 34,4 triệu tấn (2000) và 38 triệu tấn năm 2003, mà lại giảm được sử dụng nước.

- Ngay cả diện tích tưới cho cỏ cũng giảm để tưới cho hoa quả có hiệu quả

kinh tế cao hơn, do vậy vùng này đã cung cấp 70% lượng quả của cả nước. - Động vật sử dụng ít nước, dễ kiếm thức ăn như cừu đã được triển mạnh. - Để đáp ứng yêu cầu tưới nước, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, duy trì dòng chảy sinh thái, đẩy mặn, vận tải thuỷ, trên các dòng chính và nhánh của sông Murray-Darling đã làm nhiều công trình hồ điều tiết nước: tổng dung tích các hồ là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

5 tỷ m3 (1930), tăng lên 30 tỷ (1970) và 34,7 tỷ m3 (2000).

Tổ chức quản lý tài nguyên nước sông Murray-Darling là một mô hình tổ chức có hiệu quả cao: Tháng 1/1917 Australia ban hành nghị định đầu tiên về tổ

chức quản lý lưu vực sông Murray. Uỷ ban lưu vực sông Murray được thành lập gồm

đại diện các bang NSW, SA, VIC và đại diện liên bang CommonWealth. Nhiệm vụ ưu tiên được để ra là xây dựng các công trình điều tiết và khai thác nguồn nước, phân chia và sử dụng hiệu quả nguồn nước, nâng mức đảm bảo cấp nước cho các đối tượng theo thứ tựưu tiên. Trải qua quá trình hoàn thiện dần, mô hình quản lý nước theo lưu vực sông ở Murray-Darling được thế giới đánh giá là mô hình có hiệu quả cao. Cải cách liên tiếp: Từ những năm 1980 và nhất là từ 1995 trở lại đây, Australia đã có những cải cách lớn về lĩnh vực tài nguyên nước. Những cải cách đó là:

- Quản lý nước được tăng cường tại các bang trên cơ sở tổng hợp lưu vực sông, gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực nước, đất, CTTL, hạ tầng khác và đặc biệt chú ý

đến dòng chảy môi trường.

- Các hệ thống tưới được giao cho những người sử dụng nước quản lý. - Trợ cấp giá nước được bãi bỏ hoàn toàn.

- Ngoài mục đích sử dụng nước cho sinh hoạt gia đình, mọi hoạt động khai thác Tài nguyên nước đều phải có giấy phép.

- Lượng nước trong phạm vi được quyền sử dụng, nếu không dùng hết có quyền được nhượng, bán lại.

- Một phần lượng nước đã được cấp phép trước đây cho các hộ dùng nước đã

được nhà nước mua lại để duy trì dòng chảy môi trường.

- Việc hình thành thị trường nước trong xã hội cũng như trong các hệ thống thuỷ nông đã giúp cho việc sử dụng nước đạt hiệu quả cao hơn.

Tổ chức Lưu vực sông bao gồm một Hội đồng cấp Bộ trưởng các Bang, một Uỷ ban và nhiều nhóm đại diện cộng đồng sử dụng nước. Cơ cấu này tạo ra diễn

đàn thảo luận dân chủ.

Hội đồng Lưu vực sông Murray-Darling được thành lập năm 1985 với thành phần bao gồm các Bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất, nước và môi trường của liên bang và các bang NSW, SA, VIC và Qld, với giới hạn mỗi bên không quá 3 thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

viên. Chức năng của Hội đồng là xem xét về chính sách liên quan đến lợi ích chung của các bang trong quy hoạch và quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả và bền vững các Tài nguyên nước, đất và môi trường. Là một diễn đàn chính trị, Hội đồng đưa ra các quyết định liên quan đến toàn lưu vực thông qua nguyên tắc đồng thuận, ví dụ

quyết định phân phối nước cho các bang. Hội đồng dựa vào chính quyền các bang

để thi hành các quyết định đó.

Uỷ ban Lưu vực sông Murray-Darling bao gồm một chủ tịch độc lập, mỗi bang có hai uỷ viên thường xuyên và hai uỷ viên thay thế (vùng thủ đô Australia có một uỷ viên thường xuyên và một uỷ viên thay thế). Các uỷ viên thường là trưởng các cơ quan chức năng về quản lý các Tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác. Uỷ ban là cơ quan thực thi quyết định của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng và trước chính quyền các bang. Uỷ ban hợp tác với chính quyền các bang liên quan, các ban, các nhóm cộng đồng để xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình. Uỷ ban có 4 chức năng chính :

- Tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề quy hoạch, phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực;

- Giúp Hội đồng đề ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực;

- Điều phối việc thực hiện hoặc, khi được Hội đồng giao, trực tiếp thực hiện các giải pháp đó;

- Triển khai các chính sách và quyết định của Hội đồng.

Sứ mệnh ban đầu của Uỷ ban là quản lý chất lượng nước, sau đó mở rộng sang quản lý số lượng nước. Từ cuối thập niên 1980, uỷ ban được giao nhiệm vụ

khởi xướng, hỗ trợ và đánh giá công tác quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên thuộc lưu vực Murray-Darling.

Theo nguyên tắc chung về quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho bang, các hệ thống thuỷ nông ở Australia cũng được chuyển giao cho những người được hưởng lợi quản lý. Ở Australia có ít hệ thống thuỷ nông so với Việt Nam, nhưng hệ thống thuỷ nông Murray rộng tới 750.000 ha, khai thác nước sông Murray và hai hồđiều tiết lớn là hồ Hume (chứa 3 tỷ m3 nước)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

và hồ Darthmouth. Ban đầu hệ thống thuỷ nông này do công ty nhà nước quản lý.

Đầu năm 1995 được chuyển giao cho người sử dụng nước quản lý dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bộ máy công ty bao gồm:

- Hội đồng điều hành là cơ quan quyền lực quyết định nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của công ty. Thành viên Hội đồng khoảng 10 người, do người dùng nước bầu ra.

- Giám đốc Điều hành được Hội đồng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty theo các chủ trương và quyết định của Hội đồng.

- Bộ phận Kỹ thuật phụ trách các công việc kỹ thuật trong xây dựng, sửa chữa, vận hành ....

- Bộ phận Tài chính - Chính sách phụ trách thu chi tài chính, nghiên cứu và thực hiện chính sách và kiêm công việc văn phòng.

- Lực lượng Vận hành chịu trách nhiệm vận hành hệ thống công trình, đảm bảo phân phối nước theo các quy định về phân chia nguồn nước giữa các bang và theo các hợp đồng đã ký kết với các hộ dùng nước.

Sau khi tổ chức lại quản lý thuỷ nông, hiệu quả phục vụ sản xuất tăng lên rõ rệt. Trước đây hàng năm nhà nước phải trợ cấp cho Công ty quản lý thuỷ nông này 4 triệu đô la Úc. Từ tháng 3/1995 thuộc bang New South Wale, công ty chuyển sang hình thức công ty tư nhân, có 130 nhân viên. Hoạt động của Công ty theo hệ

thống tiêu chuẩn ISO 9001. Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước của Australia

được thực thi thành công nhất ở hệ thống thuỷ lợi Murray lớn nhất nước. Sau khi tái lập và chuyển đổi hình thức sở hữu công ty Murray đã đạt được những thành công rất đáng nghiên cứu. Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính :

Cấp nước: lấy nước từ hệ thống sông Murray và các hồ chứa tưới cho diện tích 748.000 ha của 2.410 chủ đất. Ngoài ra công ty còn thực hiện nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, phát điện.

Tiêu: tiêu thoát nước mưa trong khu vực 80.500 ha đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

kênh tiêu bằng trọng lực dài 1.421 km; với 20.000 công trình trên hệ thống kênh tưới, tiêu;

Tổng giá trị tài sản của hệ thống: trên 500 triệu đô la.

Doanh thu chủ yếu của công ty là từ dịch vụ cung cấp nước và phụ thuộc vào nguồn nước để phân phối hàng năm. Năm 2000/01 Doanh thu của công ty là 50.2 triệu đô, năm 2002/03 là 33.5 triệu đô.

Mức giá nước của công ty thu gồm 2 phần: phần cố định và phần biến đổi. Phần giá cốđịnh được xác định dựa vào số lượng quyền sử dụng nước (cổ phiếu). Phần biến đổi căn cứ vào lượng nước dùng. Giá nước dao động từ 45 đô/ML-200

đô/ML (megalit).

Việc sửa chữa, thay thế tài sản của công ty được thực hiện từ nguồn kinh phí của Liên bang, bang. Trong 10 năm tổng giá trị được đầu tư từ chính phủ là 67.5 triệu đô. Trong khi đóng góp của người hưởng lợi là 351 triệu đô.

Nhiệm vụ chính của công ty là quản lý vận hành hệ thống CTTL để cấp nước tưới và tiêu thoát nước trong khu vực. Ngoài ra công ty còn thực hiện một số dịch vụ kinh doanh khác như thiết kế, chế tạo, lắp đặt các công trình, thiết bị quản lý nước tựđộng cho các trang trại, công ty cấp nước đô thị.

Một số nhận xét :

+ Đây là Công ty tư nhân quản lý hệ thống tưới, tiêu, tuy nhiên hoạt động phi lợi nhuận. Doanh thu chủ yếu là từ dịch vụ tưới, tiêu để trang trải cho các hoạt động quản lý vận hành, trước đây nhà nước hỗ trợ kinh phí sửa chữa lớn, thay thế tài sản.

+ Thành công nhất của công ty Murray là việc thực hiện quản lý tưới theo nhu cầu. Trên cơ sở khả năng nguồn nước của hệ thống và nhu cầu nước của các hộ

dùng nước trong hệ thống, Công ty xác định lượng nước được sử dụng và kế hoạch dùng nước của các hộ dùng nước ổn định lâu dài. Các hộ dùng nước căn cứ vào kế

hoạch đó để bố trí sản xuất cho phù hợp và có hiệu quả nhất.Trường hợp hộ dùng nước không dùng hết lượng nước được phân bổ, được quyền bán phần nước đó cho hộ dùng nước khác trong hệ thống có nhu cầu. Giá bán do hai bên chủ thể thương thảo và quyết định, vào những năm hạn hán giá bán có thể cao gấp 2-3 lần giá phải trả công ty. Viêc trao đổi, thương thảo được thực hiện công khai trên mạng. Sau khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

hợp đồng được ký, công ty Murray có trách nhiệm chuyển lượng nước đến địa chỉ

mới. Với cách quản lý nhu cầu như vậy đã thực hiện được tiết kiệm nước, hình thành thị trường nước, có sự cạnh tranh trong sử dụng, mang lại hiệu quả cao nhất cho kinh tế, xã hội và môi trường.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác nguồn nước tại Nhật Bản

Cho đến những năm 90, nguồn nước tại Nhật Bản chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp. Sau thế chiến thứ 2, nguồn nước được cân đối gia tăng phục vụ cho các hoạt

động công nghiệp và dân sinh khác. Một loạt các căn cứ pháp lý có dựa trên cân bằng nguồn nước ra đời: 1949- Luật cải tạo đất đai (để mở rộng sản xuất lương thực); 1950 - Luật Phát triển quốc gia toàn diện; 1952- Luật sản xuất điện; 1957- Luật cung cấp nước; 1957 - Luật về đập đa mục đích; 1958 - Luật Cung cấp nước cho công nghiệp. Năm 1961, Luật Thúc đẩy phát triển tài nguyên nước ra đời với các đơn vị quản lý nhà nước và có sự tham gia chủ chốt từ yếu tố nhà nước như sau:

BộY tế, Lao động và Phúc lợi - nước sinh hoạt BộNông nghiệp Lâm nghiệp và Ngư nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 34)