- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phương thức vận hành của hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp
Quản Lộ - Phụng Hiệp
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
1) Trữ ngọt và ngăn mặn vùng sản xuất lúa ổn định cho nửa phía Đông và phía Bắc hệ thống QL - PH trên địa bàn các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu;
2) Kiểm soát mặn phục vụ vùng chuyển đổi sản xuất lúa - tôm và vùng chuyên tôm thuộc nửa phía Tây hệ thống QL - PH;
3) Tiêu úng, xổ phèn và thoát nước ô nhiễm trong hệ thống.
3.1.2.2. Phương thức vận hành
Hầu hết các cửa cống trong dự án QL - PH là cống vận hành một chiều (ngăn mặn và chỉđược mởđể tiêu rút nước ô nhiễm trong vùng Dự án)
Trong mùa mưa, mực nước tăng các cửa cống được mở để tiêu nước; trong mùa khô việc thiếu nước và hạn xuất hiện, khi đó các cống được mở lại
để lấy nước vào.
Vào thời kỳ đầu tháng 9 và cuối tháng 10 xuất hiện mưa lớn và triều cường, các cống sẽđược mởđể tiêu thoát nước mưa.
Tháng 11 là thời kỳ kết thúc mùa mưa, đây chính là thời gian sinh trưởng của Lúa trong đồng, các cống mởđể bảo dưỡng khi đó mực nước là 1m tại cửa cống.
Vào tháng 12, các cửa cống được đóng để giữ nước ngọt trong vùng dự án. Hệ thống thủy lợi QL - PH được thiết lập để cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ tưới cho các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng. Chính vì vậy, quy chế quản lý vận hành không nên tách rời theo ranh giới hành chính mà nên bao gồm toàn bộ các công trình trong Hệ thống, bao gồm cả các cống mới được xây dựng đểđảm bảo việc vận hành hiệu quả của toàn bộ Hệ thống. Điều này đòi hỏi sự quản lý một cách toàn bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55