Bài học kinh nghiệm trong quản lý khai thác hệ thống thủy lợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 48)

- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý

2.2.3.Bài học kinh nghiệm trong quản lý khai thác hệ thống thủy lợ

- Quản lý hệ thống thuỷ lợi theo lưu vực: từ những nước phát triển cho tới những nước đang phát triển, việc quản lý thuỷ lợi theo lưu vực sẽ tận dụng được tối

đa về mặt thuỷ lực nguồn nước, giảm phát sinh chồng chéo trong công tác quản lý, giảm thất thoát về nguồn lực.

- Quản lý thống nhất theo quy hoạch: Việc thống nhất quản lý theo quy hoạch đưa lại hiệu quả mang tầm toàn lưu vực, giảm những tranh chấp về nguồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

nước từ các địa phương, triệt tiêu ý thức cục bộ và giảm nguy cơ mất an toàn cho công trình.

- Các Công ty KTCTTL, Trung tâm hoặc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ

quản lý, KTCTTL đầu mối lớn, kênh trục chính, công trình liên huyện, liên tỉnh để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cấp nước. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý vận hành, bảo vệ, đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của các hệ thống CTTL hiện có.

- Mối liên kết chặt chẽ giữa Hệ thống tổ chức quản lý KTCTTL và các TCHTDN sẽ tạo sự khép kín trong công tác vận hành, KTCTTL, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế, dân sinh. Hệ

thống TCHTDN, là cầu nối giữa doanh nghiệp KTCTTL với người dân và thực hiện việc quản lý, vận hành CTTL nhỏ, nội đồng cần được quan tâm hơn. Theo tổng kết chung, mô hình thực tế chiếm đa số hiện nay của TCHTDN là các Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, có làm dịch vụ thuỷ lợi.

- Đối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Khu 4 và Duyên hải miền Trung hình thức phổ biến và phù hợp là các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong

đó có dịch vụ thuỷ lợi, thực chất lấy dịch vụ thuỷ lợi là dịch vụ chính trong các dịch vụ mà Hợp tác xã đảm nhận. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,

ĐBSCL và Đông Nam Bộ, hình thức Tổ chức hợp tác hoặc mô hình Hợp tác xã chuyên khâu tương đối phát triển, nhiều tổ chức đang hoạt động đạt kết quả tốt như

Tổ thuỷ nông hồ Quán Chẽ (Thái Nguyên), Hội sử dụng nước Cẩm Lộc (Hà Tĩnh)... Nhiều tỉnh có hệ thống Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm tốt dịch vụ thuỷ lợi như

Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Tháp, Sóc Trăng... Do điều kiện kinh tế, xã hội và dân sinh, nhiều huyện, xã miền núi của các tỉnh không thành lập được mô hình Hợp tác xã, Uỷ ban nhân dân xã phải cử cán bộ trực tiếp phụ trách hoặc có địa phương Phòng NN&PTNT phải trực tiếp cử cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, KTCTTL.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành CTTL. Một số mô hình tưới tiêu khoa học cho cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được thực hiện đưa lại hiệu quả vượt bậc so với các hình thức truyền thống. Ví dụ như việc áp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành CTTL và tưới tiêu cũng

đã được thực hiện trong giai đoạn này, thông qua dự án thử nghiệm như Dự án nâng cấp Trạm bơm Ấp Bắc – Nam Hồng (Đông Anh – Hà Nội) cũng đã bắt đầu đưa công nghệ phần mềm để thực hiện quản lý, KTCTTL; Mô hình quản lý vận hành bằng phần mềm tin học, quy trình quản lý được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO của Công ty TNHH MTV KTCTTL Tiền Giang là một ví dụ điển hình, cần được nhân rộng… Một sốđơn vị quản lý KTCTTL đã có hệ thống phần mềm quản lý diện tích tưới, tiêu kết hợp với thông tin chỉđạo điều hành sản xuất của đơn vị hiệu quả.

- Thông qua dự án Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB3-WRAP), việc hiện đại hoá hệ thống CTTL và hệ điều hành quản lý, vận hành công trình bắt đầu được thực hiện ở một hệ thống thuỷ lợi lớn như hồ Yên Lập (Quảng Ninh), Cấm Sơn - Cầu Sơn (Bắc Giang), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phú Ninh (Quảng Nam), Đá Bàn (Khánh Hoà), Dầu Tiếng (Tây Ninh). Bên cạnh đó, một số dự án tưới cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao cũng đã được triển khai như Dự án tưới rau sạch An Dương - Hải Phòng, Dự án tưới dứa Đồng Giao (Ninh Bình), Dự án tưới thử nghiệm cây ăn quả Bắc Giang, Dự án Thuỷ lợi tưới mía nông trường Sao Vàng (Thanh Hoá), Tưới thử nghiệm cây cà phê ở Đắc Lắk, Tưới cây ăn quảở Bàu Úm (Bình Phước).

- Giảm sử dụng nước lãng phí, tiêu hao điện năng lớn sẽđưa lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp thuỷ nông:

- Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủđộng bằng trọng lực thấp. Hệ số sử dụng nước của các hệ thống thấp, gây lãng phí nước. Việc tưới lúa của tất các các hệ thống thuỷ lợi hiện nay đều áp dụng phương pháp tưới ngập. Diện tích lớn đất trồng lúa thiếu hệ thống thuỷ lợi nội đồng hoàn chỉnh nên chưa áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, hoặc theo quy trình tưới “Nông - Lộ - Phơi”.

- Ở nhiều nơi đồng ruộng mấp mô dẫn đến lãng phí nước khi tưới. Một số hệ

thống thuỷ lợi thuộc Hoà Bình, mức tưới đạt 10.000m3/ha vụ (ở vùng Duyên hải miền trung, Tây Nguyên có nơi còn cao hơn nữa); một số vùng mức tưới cho cây cà phê phải trên 3.000m3/ha vụ. Nhiều hệ thống phải sử dụng bơm từ nguồn nước hồi quy trong hệ thống hoặc nhiều hồ chứa phải bơm tới 2 đến 3 cấp, lấy nước dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

tích chết của các hồđể cấp nước dẫn đến chi phí quản lý vận hành tăng cao.

- Trong công tác tưới tiêu cho nông nghiệp, đặc biệt là ĐBSCL còn sử dụng nhiều nhiên liệu xăng dầu, mặc dù nguồn nước dồi dào nhưng chi phí tưới tiêu khá cao, sử dụng nước ít hiệu quả. Hệ thống máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, thời gian phải tưới, tiêu kéo dài, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lớn.

- Cần hạn chế cơ chế xin cho dẫn tới không tạo quyền chủđộng đối với các

đơn vị quản lý, KTCTTL, đặc biệt là trong vấn đề cấp bù thuỷ lợi phí, đầu tư bảo dưỡng sửa chữa công trình.

- Cần có những quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của các tổ chức quản lý, KTCTTL đối với việc sở hữu quản lý, sử dụng đất đai thuộc phạm vi công trình thuỷ lợi do tổ chức đó quản lý.

- Xây dựng chính sách tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử

dụng nước tiết kiệm, tích cực tham gia bảo vệ, quản lý CTTL; vai trò của người dân trong quản lý, KTCTTL.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đối với các loại hình tổ chức hợp tác dùng nước. Nhiều loại hình TCHTDN đã và đang tồn tại nhưng chưa có cơ chế hoạt

động phù hợp. Sự quan tâm của các cấp đối với việc ban hành, áp dụng và triển khai thể chế, chính sách đối với loại hình này chưa được quan tâm đúng mức.

- Cần ổn định mô hình tổ chức quản lý, giảm biến động, thiếu đồng bộ. Thống nhất bộ máy từ Trung ương đến địa phương (kể cả quản lý nhà nước và các tổ chức khai thác, vận hành CTTL). Bộ máy tổ chức, đặc biệt là quản lý nhà nước ở

các cấp và các TCHTDN còn mỏng, thiếu ổn định, chưa đủ năng lực để làm tốt các nhiệm vụ theo quy định. Một số hệ thống thuỷ lợi chưa có mô hình tổ chức quản lý, khai thác. Việc quản lý, chỉđạo điều hành sản xuất còn mang tính mệnh lệnh hành chính. Việc phân cấp quản lý, KTCTTL triển khai chậm, có nơi chưa phù hợp.

- Mô hình của các tổ chức quản lý, KTCTTL theo quy định là công ty (doanh nghiệp), tuy nhiên, các cơ chế chính sách về tiền lương, thu nhập chủ yếu được hưởng nhưđơn vị hành chính sự nghiệp, dẫn đến việc thiếu động lực của cả tổ chức. - Cần phát huy hết tiềm năng của các doanh nghiệp KTCTTL, đề cao vai trò, trách nhiệm của người hưởng lợi. Đồng bộ tổ chức của các TCHTDN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

- Cần hình thành hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành để kiểm tra, xử

phạt các hành vi vi phạm, xâm hại gây mất an toàn cho các CTTL.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 48)