- Mô hình 3 (Trung tâm hoặc Ban) Ở một số tỉnh không thành lập các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) mà thành lập Trung tâm Qu ả n lý
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Trung ương (Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ các hệ thống thủy lợi, cấp đủ nguồn kinh phí phục vụ quản lý khai thác hệ thống thủy lợi;
- Chỉ đạo đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa về thủy lợi, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân vùng hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi tham gia cả vốn và nhân lực cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý khai thác hệ thống thủy lợi;
- Bổ sung các quy định, chế tài, trang bị cho đội ngũ quản lý khai thác hệ
thống thủy lợi đủ mạnh, đủ thẩm quyền để quản lý khai thác, bảo vệ, tránh các hành vi xâm hại đến hệ thống thủy lợi.
- Đối với hệ thống thủy lợi QL - PH nói riêng
+ Sớm hoàn thiện, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý khai thác đối với các hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL nói chung và hệ thống thủy lợi QL - PH nói riêng
đảm bảo nguyên tắc có một chủ thể quản lý khai thác cụ thể, quản lý thống nhất theo lưu vực, quy trình, quy hoạch không bị chia cắt bởi địa giới hành chính;
+ Sớm hoàn thiện, ban hành Quy trình vận hành hệ thống thủy lợi QL - PH trên cơ sở các công trình hiện có, đặc điểm thủy văn nguồn nước, tình hình phát triển sản xuất thực tế tại các địa phương trong đó quy định phương thức vận hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102
cụ thể các trường hợp nhằm đảm bảo phù hợp thực tế; đảm bảo quản lý thống nhất theo lưu vực, quy trình, quy hoạch được phê duyệt tránh nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích giữa các địa phương vùng hưởng lợi. Trường hợp bất thường, không có quy định cụ thể tại quy trình vận hành; Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức cuộc họp thống nhất giải quyết. Bộ
NN&PTNT là cơ quan quyết định cách thức, phương án giải quyết cuối cùng;