Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ( theo phương pháp IRRI, 2002)

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 52)

- Thu hoạch: Gặt lúa vừa độ chín, phơi nắng nhẹ, không phơi quá mỏng, để tăng độ thơm của gạo.

3.3.5.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ( theo phương pháp IRRI, 2002)

2002)

* Các chỉ tiêu sinh trưởng

Theo dõi 2 tuần một lần (sau cấy 15 ngày), tiến hành theo dõi 5 cây/ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng. - Thời gian bắt đầu đẻ nhánh.

- Thời gian đẻ nhánh tối đa.

- Thời gian bắt đầu trỗ (trỗ 10%): Lấy 1 ô ngẫu nhiên 20 khóm, theo dõi nếu thấy 10% số bông trỗ thì đó là trỗ 10%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

- Thời gian trỗ hoàn toàn (trỗ 80%): Theo dõi 20 khóm trên thấy có 80% số bông trỗ thì đó là trỗ 80%.

- Thời gian chín hoàn toàn: Trên 20 khóm đó theo dõi thấy 80% số hạt chuyển vàng trên bông chính.

- Tốc độ ra lá( số lá/tuần): Được đo bằng việc đếm số lá mới hình thành trong một tuần.

- Số lá của giống: Là số lá trên thân chính.

- Chiều cao cây: Được tính từ gốc đến múp lá (múp bông) cao nhất. - Số nhánh:

+ Số nhánh trung bình/khóm: Theo dõi 2 tuần 1 lần bắng cách đếm trực tiếp số nhánh của mỗi khóm lúa. + Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Áp dụng công thức: Số nhánh thành bông Tỷ lệ nhánh hữu hiệu = Số nhánh cao nhất + Hệ sốđẻ nhánh: Áp dụng công thức: Số nhánh cao nhất Hệ sốđẻ nhánh = Số dảnh cấy * Các chỉ tiêu sinh lý

Theo dõi vào các thời kỳ: Đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ và chín sáp.

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2lá/m2đất): Được tính bằng diện tích lá (m2) trên một m2 đất. Tính diện tích lá bằng phương pháp cân nhanh: Chọn ngẫu nhiên 3 khóm phân bốđều trong mỗi ô thí nghiệm. Cắt tất cả các lá/khóm,cắt lá xếp sát liền nhau trong 1 ô rộng 1dm2; cân khối lượng 1dm2 lá (p1), sau đó cân khối lượng toàn bộ lá/3 khóm (p2):

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

P2 x số khóm/m2đất LAI =

P1 x 100

Trong đó: P1 là khối lượng 1dm2 xanh

P2 là khối lượng lá xanh toàn khóm

100 là hệ số quy đổi từđơn vị dm2 sang đơn vị m2

- Khối lượng chất khô trên toàn cây (g/m2 đất): Lấy mẫu, rửa sạch, tách các bộ phận: Thân, lá, rễ, bông, sau đó sấy khô ở 800C trong 48 giờ, cân trọng lượng và tính giá trị trung bình .

- Hiệu suất quang hợp thuần (HSQHT) tính theo công thức: (HSQHT g/ m2 lá/ngày) = W2 – W1

½ (L1 + L2) t Trong đó: W1,W2 là khối lượng của cây ở 2 điểm t1 và t2

L1,L2 là diện tích lá của cây ở 2 thời điểm t1 và t2 t là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu (ngày)

* Tính chống chịu sâu bệnh

Tính chống chịu sâu bệnh (đánh giá theo IRRI năm 1996)

- Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn lúa làm

đòng cho đến giai đoạn vào chắc và cho điểm theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9: + Điểm 0: Không có vết bệnh. + Điểm 1: Diện tích vết bệnh trên lá từ 1 - 5%. + Điểm 3: 6 - 12%. + Điểm 5: 23 - 25%. + Điểm 7: 26 - 50%. + Điểm 9: 51 - 100%.

- Bệnh đạo ôn hại lá : Maganaporthe grisea (Pyricularia oryza); quan sát giai đoạn mạđến đẻ nhánh:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Điểm 1: dưới 5% cây bị hại; Điểm 3: 5- 10% cây bị hại; Điểm 5: 11 – 25% cây bị hại; Điểm 7: 26 – 50% cây bị hại; Điểm 9: hơn 50% cây bị hại. - Bệnh khô vằn:

Điểm 1: Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây;

Điểm 3: 20 – 30% chiều cao cây;

Điểm 5: 31 – 45% chiều cao cây;

Điểm 7: 46 – 65% chiều cao cây;

Điểm 9: trên 65% chiều cao cây.

Các đối tượng sâu hại đã được theo dõi gồm:

- Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal: Là tác nhân truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, triệu chứng: chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng

+ Cấp 0: Không bị hại

+ Cấp 1: Hơi biến vàng trên một số cây

+ Cấp 3: Lá biến vàng bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy

+ Cấp 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 – 25 % số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng

+ Cấp 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng

+ Cấp 9: Tất cả các cây chết

- Sâu đục thân: Nhiều tác nhân gây ra nhưChilo suppressalis (sâu sọc);

Chilo polychrysus (sâu đầu đen); Scirpophaga incertulas (sâu đục thân hai chấm), theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín, cho điểm theo cấp:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Điểm 3: 11 – 20%;

Điểm 5: 21 – 30%;

Điểm 7: 31 – 60%;

Điểm 9: 61 – 100%

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis ): Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và phân theo cấp: + Cấp 0: không bị hại + Cấp 1: 1 - 10% cây bị hại + Cấp 3: 11 - 20% cây bị hại + Cấp 5: 21 - 35% cây bị hại + Cấp 7: 36 - 50% cây bị hại + Cấp 9: > 51% cây bị hại * Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Vào thời điểm thu hoạch tiến hành lấy mẫu 5 khóm/ô thí nghiệm để xác

định các chỉ tiêu về năng suất:

- Số bông/ khóm.: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm.

- Số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc: Số bông trên khóm chia làm 3 lớp: Lớp bông to, lớp bông trung bình, lớp bông nhỏ, lấy ngẫu nhiên 10 bông đếm tổng số hạt, số hạt chắc, tính tỷ lệ hạt chắc.

-Tỷ lệ hạt chắc

- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 5% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó, nếu chênh lệch hơn 5% thì làm lại.

- Năng suất lý thuyết: NSLT= Số bông/khóm x số khóm/m2 x số

hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc x khối luợng 1000 hạt x 10-4 (tạ/ha).

- Năng suất thực thu: Thu hoạch toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, tuốt hạt, phơi khô, loại bỏ hạt lép, hạt lửng, tính năng suất hạt (độẩm 13%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

+ Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Trong đó: Tổng thu nhập/1 ha = sản lượng x giá bán

Tổng chi phí/1ha: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 52)