Tình hình sử dụng phân kal

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 27)

Rất nhiều tác giảđã chứng minh được vai trò quan trọng của kali là yếu tố phân bón mà cây lúa hút nhiều nhất. Thí nghiệm đồng ruộng của IRRI

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Phân kali có ảnh hưởng rõ tới năng suất lúa ở cả 2 vụ trong năm. Trong mùa khô trên nền 140 N - 60 P2O5 - 60K2O/ha (năng suất đạt 6780 kg/ha), cho bội thu năng suất do bón kali trung bình 5 vụ đạt 830kg thóc với hiệu suất phân bón là 12,8kg thóc/kg K2O. Trong mùa mưa, trên nền 70 N – 60 P2O5 – 60K2O/ha (năng suất đạt 4960 kg/ha) cho bội thu năng suất do bón kali trung bình 5 vụ đạt 440kg thóc với hiệu suất phân bón là 6,1kg thóc/kg K2O. Ảnh hưởng của kali tới năng suất lúa càng về sau càng rõ.

Đồng bằng sông Hồng là nơi đất giàu kali nhưng các nghiên cứu gần

đây cho thấy kết quả bón phân kali cho lúa có hiệu lực khá rõ. Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của phân kali đối với lúa trên đất PSSH của Nguyễn Văn Bộ

(1995) trong thâm canh lúa ngắn ngày, đểđạt được năng suất lúa hơn 5 tấn/ha

ở vụ Mùa và trên 6 tấn/ha ở vụ Xuân, nhất thiết phải bón kali; Để đạt năng suất lúa xuân 7 tấn/ha thì cần bón 102 - 135 kg K2O/ha/vụ (với mức 193 kg N/ha, 120 kg P2O5/ha) và năng suất lúa vụ Mùa đạt 6 tấn cần bón 88 - 107 kg K2O/ha/vụ (với mức 160kg N/ha/vụ, 88kg P2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thểđạt 6,2 - 7,2 kg thóc/ kg K2O.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)