Hiệu suất sử dụng phân kali cho lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 37)

Giữa năng suất lúa và lượng kali cây lấy đi có mối quan hệ thuận nghịch (Võ Minh Kha, 1996). Lượng kali cây hút (K2O) để tạo được 1 tấn thóc ở các vùng khác nhau trên thế giới dao động trong phạm vi 20 - 40kg K2O. Ở vùng nhiệt đới, theo Yoshida (1985) lượng kali cây hút để tạo 1 tấn thóc dao động từ 35 - 50kg K2O, trung bình 44kg K2O. Ở Trung Quốc đểđạt 15 tấn thóc/ha/năm, tổng lượng kali cây lúa hút từ 405 - 521kg K2O/ha/năm (Y.Lei, 1992). Các kết quả nghiên cứu bước đầu của một số tác giả ở Việt nam cho kết quả không giống nhau. Theo Nguyễn Vi (1993) với hai vụ lúa năng suất 9,0 – 10,0 tấn/ha/năm lượng kali cây hút trung bình 200-250kg K2O/ha. Với Trần Thúc Sơn (1995), lượng kali cây lúa hút ngắn ngày để tạo 1 tấn thóc trên đất phù sa sông Hồng là 14,2 - 21,8kg K2O; Còn theo Phạm Tiến Hoàng (1995) là 28,4-32,7kg K2O.

Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali cao. Tuy nhiên một số kết quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

cung cấp cho lúa ngắn ngày không cao hơn lượng đạm (Nguyễn Văn Bộ, 1995; Trần Thúc Sơn, 1995).

Phân chuồng là loại phân giàu kali, trong 10 tấn phân chuồng thường có 50-60kg K2O ( Võ Minh Kha, 1996) còn cho rằng đối với lúa hệ số sử

dụng kali trong phân chuồng còn cao hơn kali từ phân hóa học. Đồng bằng sông Hồng là nơi bón nhiều phân chuồng, lượng phân chuồng bón trung bình 8-10 tấn/ha/năm.

Theo khuyến cáo của Viện kali quốc tế (1993) bón kali chủ yếu dựa trên mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Tùy theo đất lúa, mùa khô đểđạt năng suất lúa 4 - 8 tấn/ha cần bón 30 - 150kg K2O/ha, mùa mưa, để đạt năng suất lúa 4 - 6 tấn/ha cần bón 30 - 100kg K2O/ha. Ở Trung Quốc thí nghiệm đạt năng suất lúa cao 7 - 8 tấn/ha/vụ khi bón 135 - 150kg K2O/ha.

Từ các khuyến cáo trên có thể phân biệt mức bón trung bình 30 - 90kg K2O/ha và mức bón cao 90 - 150kg K2O/ha trong đó kali có trong phân chuồng là nguồn quan trọng.

Như vậy, mỗi tác giảđưa ra một khác. Các yếu tố liên quan tới việc xác

định lượng phân kali bón (lượng kali cây lúa hút để tạo ra 1 tấn sản phẩm, hệ

số sử dụng kali trong phân bón, khả năng cung cấp kali từđất) đều chưa thống nhất nên chưa xây dựng được cơ sở rõ ràng cho việc khuyến cáo lượng phân bón kali cho lúa thâm canh trên đất PSSH. Cần nghiên cứu vấn đề này để làm cơ sở cho việc bón phân kali có hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)